Trong bài trước chúng ta đã nói về cách thêm và quản lý thành viên kết hợp PHP và MYSQL. Tiếp theo trong bài này, chúng ta sẽ viết tiếp 2 ứng dụng sửa và xóa thành viên để hoàn tất module user.
Để theo kịp bài này, các bạn vui lòng xem lại bài 11,12,13. Vì các bài được hưỡng dẫn liền mạch từ đầu tới cuối.
Cũng như những bài trước, hệ thống sửa và xóa thành viên này cũng chỉ có thể thực hiện được khi người sử dụng đăng nhập thành công với quyền hạn của 1 administrator. Do vậy, bạn đừng quên kiểm tra session ở đầu khi bắt đầu viết ứng dụng này nhé.
02 sessison_start();
03 if(isset($_SESSION['userid']) && $_SESSION['level'] == 2)
04 {
05 // tại đây thực thi các hoạt động khi đăng nhập thành công.
06 }
07 else
08 {
09 header("location: login.php");
10 exit();
11 }
12 ?>
|
A- Xây dựng trang sửa thành viên:
Vì là trang chỉnh sửa thành viên, nên nội dung của chúng có phần sẽ giống với phần thêm thành viên, chỉ khác là các ô nhập liệu giờ đây đã có dữ liệu. Dữ liệu này chúng ta tiến hành lấy từ cơ sở dữ liệu thông qua biến truyền mà ở trang quản lý đã gửi edit_user.php?userid=$row[id]
Như vậy để lấy được giá trị từ liên kết này chúng ta sẽ sử dụng biến $_GET['userid']. Sau khi đã có được giá trị này, việc còn lại của bạn là lấy thông tin của id này từ cơ sở dữ liệu và đưa vào form để người dùng có thể chỉnh sửa.
Vậy ta có.02 $sql="select * from user where id='".$id."'";
03 $query=mysql_query($sql);
04 $row=mysql_fetch_array($query);
05 ?>
06 <form action="edit_user.php?userid=<?=$id?>" method=post>
07 Level: <select name=level>
08 <option value=1 <? if($row[level] == 1) echo "selected"; ?>) >Member</option>
09 <option value=2 <? if($row[level] == 2) echo "selected"; ?>>Administrator</option>
10 </select><br />
11 Username: <input type=text name=user size=20 value="<?=$row[username]?>" /><br />
12 Password: <input type=password name=pass size=20 /> <br />
13 Re-password: <input type=password name=repass size=20 /><br />
14 <input type=submit name=ok value="Edit User" />
15 </form>
|
Theo như đoạn code ở trên phần value chúng ta muốn đưa giá trị vào thì buộc phải sử dụng cú pháp gọn hoặc cũng có thể sử dụng bằng cách .. Ở đây chúng ta chỉ đưa ra giá trị trên text box username, còn lại mật khẩu do có thể bị mã hóa nên không nên hiển thị ra. Phần level do lưu trong cơ sở dữ liệu là những con số 1,2 nên khi đưa ra chúng ta phải so sánh, nếu trong bảng lưu là 1 thì ở chỗ có giá trị bằng 1 sẽ thêm chữ selected. Để mặc định lựa chọn khi người dùng nhấn vào nút chỉnh sửa.
Tiếp tới người dùng sẽ nhấn nút edit. Việc còn lại của chúng ta là kiểm tra dữ liệu khi họ tiến hành chỉnh sửa dữ liệu. Điểm khác biệt ở đây là chúng ta phải cân nhắc khi viết trang chỉnh sửa. Bởi không phải ai vào chỉnh sửa cũng đều sửa cả thông tin username, password, level. Có khi họ chỉ sửa mỗi level hoặc có khi họ chỉ sửa mỗi password.
Vì thế ta phải xét các trường hợp để giải quyết.
Trướng hợp 1: Người dùng chỉ chỉnh sửa username, level mà không chỉnh sửa password. Khi đó username, level bắt buộc đều đã có dữ liệu nên ta không cần kiểm tra chúng rỗng hay không. Nhưng với password chúng ta không thể bắt người lập trình nhập liệu. Và họ hoàn toàn có thể để rỗng.
Trường hợp 2: Người dùng chỉnh sửa username, level ,password. Khi đó ta xem password có dữ liệu và ta tiến hành cập nhật.
Để giải quyết bài toán trên thỏa 2 trường hợp ta sẽ xét phương pháp sau:
Ta kiểm tra password và repassword có giống nhau hay không ?. Nếu chúng khác nhau nghĩa là người dùng nhập liệu nhưng nhập sai. Vậy phải cảnh báo lỗi cho họ biết là họ đã nhập sai. Còn ngược lại nếu password và repassword giống nhau thì sẽ nảy sinh 2 trường hợp con.
+ Một là password và repassword đều có dữ liệu
+ Hai là password và repassword không có dữ liệu.
Khi đó ở trường hợp con 1 chúng ta sẽ khởi tạo biến $p và ghi nhận thông tin họ nhập liệu. Và ở trường hợp 2 chúng ta không ghi nhận thông tin người nhập liệu vì họ không có ý định chỉnh sửa mật khẩu. Có thể viết đoạn code đơn giản như sau:
02 if($_POST['pass'] != $_POST['repass'])
03 {
04 echo "Password and re-password is not correct";
05 }
06 else
07 {
08 if($_POST['pass'] != NULL)
09 {
10 $p=$_POST['pass'];
11 }
12 }
13 ?>
|
Tiếp tới chúng ta sẽ phân loại dữ liệu cập nhật. Khi có username,password, level thì ta cập nhật tất cả thông tin của họ bằng cú pháp SQL. (xem lại bài 9: ngôn ngữ SQL và MYSQL cơ bản). Ngược lại khi không tồn tại password thì ta chỉ cập nhật username và level.
Một điều nữa chúng ta cần quan tâm đó là đối với lệnh update và delete, ta phải truyền 1 id cụ thể để tránh việc chúng xóa hoặc sửa dữ liệu toàn bộ trong bảng user. Với id tôi truyền nhận từ bên ngoài ta sẽ có.
02 if($u && $p && $l )
03 {
04 $sql="update user set username='".$u."', password='".$p."', level='".$l."' where id='".$id."'";
05 mysql_query($sql);
06 header("location:mana_user.php");
07 exit();
08 }
09 else
10 {
11 if($u && $l)
12 {
13 $sql="update user set username='".$u."', level='".$l."' where id='".$id."'";
14 mysql_query($sql);
15 header("location:mana_user.php");
16 exit();
17 }
18 }
19 ?>
|
Sau khi sửa thành công một thành viên chúng ta sẽ đưa người dùng trở về với trang quản lý (xem bài 13 để biết cách xây dựng trang quản lý thành viên như thế nào)
Nội dung của toàn bộ code ở trên như sau:
02 $conn=mysql_connect("localhost","root","root") or die("can't connect this database");
03 mysql_select_db("project",$conn);
04 $id=$_GET['userid'];
05 if(isset($_POST['ok']))
06 {
07 if($_POST['user'] == NULL)
08 {
09 echo "Please enter your username";
10 }
11 else
12 {
13 $u=$_POST['user'];
14 }
15 if($_POST['pass'] != $_POST['repass'])
16 {
17 echo "Password and re-password is not correct";
18 }
19 else
20 {
21 if($_POST['pass'] != NULL)
22 {
23 $p=$_POST['pass'];
24 }
25 }
26 $l = $_POST['level'];
27 if($u && $p && $l )
28 {
29 $sql="update user set username='".$u."', password='".$p."', level='".$l."' where id='".$id."'";
30 mysql_query($sql);
31 header("location:mana_user.php");
32 exit();
33 }
34 else
35 {
36 if($u && $l)
37 {
38 $sql="update user set username='".$u."', level='".$l."' where id='".$id."'";
39 mysql_query($sql);
40 header("location:mana_user.php");
41 exit();
42 }
43 }
44 }
45 $sql="select * from user where id='".$id."'";
46 $query=mysql_query($sql);
47 $row=mysql_fetch_array($query);
48 ?>
49 <form action="edit_user.php?userid=<?=$id?>" method=post>
50 Level: <select name=level>
51 <option value=1 <? if($row[level] == 1) echo "selected"; ?>) >Member</option>
52 <option value=2 <? if($row[level] == 2) echo "selected"; ?>>Administrator</option>
53 </select><br />
54 Username: <input type=text name=user size=20 value="<?=$row[username]?>" /><br />
55 Password: <input type=password name=pass size=20 /> <br />
56 Re-password: <input type=password name=repass size=20 /><br />
57 <input type=submit name=ok value="Edit User" />
58 </form>
|
B- Xây dựng trang xóa thành viên:
Đối với trang xóa dữ liệu, chúng ta cũng không cần phải xử lý quá nhiều. Bởi nhiệm vụ của chúng chỉ đơn giản là xóa đi những dòng trong bảng.
Như vậy cũng như trang edit chúng ta nhận giá trị từ nội dung liên kết ở trang quản lý đã gửi là del_user.php?userid=$row[id].
Và thực thi lệnh kết nối csdl để xử lý nội dung này.
2 $conn=mysql_connect("localhost","root","root") or die("can't connect this database");
3 mysql_select_db("project",$conn);
4 $sql="delete from user where id='".$id."'";
5 mysql_query($sql);
6 header("location:mana_user.php");
7 exit();
8 ?>
|
Sau khi xóa xong thành viên thì hệ thống sẽ đưa chúng ta trở về trang quản lý user lại.
C- Tổng kết:
Như vậy chúng ta đã kết thúc các thao tác thêm, sửa, xóa, quản lý thành viên. Qua những chuỗi bài học này, chắc hẳn các bạn đã có những khái niệm hình thành từ việc ứng dụng lập trình PHP để xây dựng các hệ thống cơ bản rồi. Việc lập trình 1 ứng dụng đòi hỏi bạn ngoài việc vận dụng nội dung đã học ra, bạn còn phải biết linh động xử lý các tình huống một cách hiệu quả. Tránh việc rập khuôn một cách máy móc và học thuộc các nội dung code. Vì ở những mô hình khác, bài toán khác bạn sẽ có những cách thức xử lý và giải quyết khác nhau.
Nguồn: Leech
No comments:
Post a Comment