- Chào các bạn! Mình vừa thi TOEIC và đạt đuợc số điểm cũng kha khá (920). Mình muốn chia sẻ một số kinh nghiệm với các bạn không có nhiều thời gian và tài chính để luyện thi ở các trung tâm.
* Nền tảng cần có :
- Ngữ pháp: không cần nhiều, chỉ cần biết căn bản. Đây là phần người Việt Nam rất giỏi nhưng trong thực tế thì ngay cả người bản xứ có khi còn nói sai ngữ pháp nên không cần học nhiều chi cho mệt. Các bạn nên đọc sách "Ngữ pháp tiếng Anh" của Mai Lan Hương - Nguyễn Thanh Loan.
- Từ vựng: càng nhiều càng tốt. Khuyên (thật ra là bắt buộc) học (thuộc) quyển "600 Essential Words for the TOEIC". Các bạn nên bổ sung từ vựng bất cứ khi nào có thể.
- Khả năng nghe: các bạn nên nghe bằng tiếng Anh hằng ngày. Đây là phần mình rất chú trọng (hình như mình nghe tiếng Anh còn nhiều hơn nghe tiếng Việt). Có thể nghe radio, tv hay xem phim. Nên nghe bằng giọng Mĩ, khi vào thi sẽ quen hơn là nghe bằng giọng Anh. Mới đầu nghe chưa quen thì nghe những gì mình thích (chằng hạn mình rất thích phim "Dragon Ball" nên đầu tiên mình tập nghe phim này) sau quen rồi thì nghe gì cũng được. http://www.screamer-radio.com/ đây là chương trình radio mình nghe thường xuyên, trong đó có kênh bloomberg nói toàn chuyện kinh tế, rất giống trong bài thi TOEIC.
- Khả năng đọc: cần nhuần nhuyễn khả năng đọc lướt, nắm bắt ý chính. Hằng ngày nên đọc sách báo tiếng Anh.
* Cách ôn tập cho từng phần thi TOEIC:
- Phần 1 (20 câu): bạn xem 1 bức tranh rồi nghe 4 câu nói. Chọn câu nói đúng với bức tranh nhất. Phần này thường dùng thì hiện tại đơn và hiện tại tiếp diễn. Chỉ chọn những gì xuất hiện trong bức tranh (cũng có khi là nguyên nhân hay kết quả của hành động trong bức tranh nhưng rất hiếm). Tập trung nghe cho được thì (tense) dùng trong câu nói (rất có thể câu đó mô tả đúng nhưng sai thì, cái này hay gặp).
- Phần 2 (30 câu): nghe 1 câu nói và 3 câu đáp án rồi chọn câu đúng nhất. Phần này nghe nhiều sẽ quen. Chú ý nghe cho được từ hỏi (what, who, when, where...) và thì. Mình chỉ có một kinh nghiệm là câu nào có từ phát âm tương tự trong câu hỏi thì khả năng sai rất cao. Nếu không nghe được gì cả thì mình sẽ chọn ngẫu nhiên câu không có từ giống trong câu hỏi.
- Phần 3 (30 câu): nghe 1 đoạn hội thoại ngắn rồi trả lời 1 câu hỏi. Bắt buộc đọc trước câu hỏi và 4 đáp án. Khi bắt đầu phần này sẽ có một đoạn hướng dẫn, lúc người ta đọc đoạn hướng dẫn này thì mình đọc câu hỏi và 4 đáp án; khi người ta nói chuyện thì mình trả lời; khi người ta nói chuyện xong sẽ có một đoạn dừng để trả lời thì mình đọc câu hỏi và 4 đáp án tiếp theo; cứ như vậy cho đến hết 30 câu. Bạn phải tập trả lời quyết đoán, trả lời xong là quên luôn câu đó không vấn vươn gì nữa, nhanh chóng chuyển sang câu tiếp.
- Phần 4 (20 câu): nghe 1 đoạn ngắn rồi trả lời 2-3 câu hỏi. Tương tự phần 3, chỉ có điều mình đọc một lúc 2-3 câu hỏi và đáp án nên phải tập nhớ. Một điều khá thú vị là nếu bạn hay giải đề sẽ thấy phần 3 và 4 có thể đọc câu hỏi và trả lời mà không cần nghe (xác suất khá cao vì giống ngữ cảnh).
- Phần 5 (40 câu): chọn 1 trong 4 đáp án điền vào chỗ trống. Phần này không cần nói nhiều vì quá quen thuộc, các bạn nên tận dụng tối đa khả năng loại suy.
- Phần 6 (20 câu): chọn phần sai trong 4 phần được gạch chân. Cũng dùng loại suy luôn cho khoẻ.
- Phần 7 (40 câu): đọc 1 đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi. Lúc đầu mình đọc câu hỏi và câu trả lời trước nhưng tốc độ trả lời không nhanh lắm. Sau luyện được chiêu đọc lướt rồi thì mình chuyển qua lướt văn bản rồi trả lời luôn.
* Một số sách mình khuyên các bạn nên học:
- Longman preparation series for the TOEIC test.
- Compass TOEIC.
- TOEIC ETS official test-preparation guide.
- Oxford TOEIC test (quyển này còn khó hơn thi thật).
* Các bạn nên in tờ answer sheet để khi tập giải đề thì tô luôn vào đó cho quen. Nếu in ra giấy A4 thì sẽ nhỏ hơn so với tờ thi thật. Trước khi bắt đầu ôn tập nên giải 1 đề để biết mình mạnh phần nào, yếu phần nào để phân chia thời gian học cho hợp lí. Khi giải đề thử cần bỏ ra 2 giờ như đề thật, cố gắng trả lời cho hết 200 câu; không biết chọn đáp án nào thì để câu đó lại, đến câu 200 thì quay lại trả lời tiếp; sắp hết giờ mà cũng chưa biết chọn thì tô đại 1 đáp án nào đó vì đâu có bị trừ điểm đâu mà sợ. Khi đi thi, 4 phần nghe thật ra mình không nghe được phần nào cho rõ ràng cả, có điều minh hay giải đề thi (hơn 30 đề) nên nghe được vài từ là mình đoán luôn câu trả lời.
Trên đây là một số kinh nghiệm ôn thi TOEIC (theo định dạng cũ) của mình. Tuy là định dạng cũ nhưng áp dụng vào định dạng mới kết quả cũng không đến nỗi nào (mình đi thi thử định dạng mới được 890 điểm, lúc đó mình còn chưa biết định dạng mới ra làm sao).
Chúc các bạn đạt kết quả "kha khá" trong kì thi TOEIC!
- Trước hết, nói về kỳ thi TOEIC
TOEIC stands for Test of English for International Communication. Khác với Toefl có thiên hướng về học thuật và campus environment, TOEIC kiểm tra khả năng tiếng Anh trong môi trường làm việc quốc tế. Nội dung của bài thi TOEIC rất thực tế và thực dụng đối với những người đã, đang và sẽ đi làm trong môi trường công ty nước ngoài. Bài thi TOEIC là một tổ hợp các tình huống có thể gặp trong môi trường công ty, vì thế, nếu chúng ta nắm bắt được các tình huống này thì chúng ta hoàn toàn có thể chủ động trong rất nhiều tình huống trong thực tế. Có thể kể ra một vài tình huống: interview, problem discussion, conference, orientation, company retreat, weather bulletin, advertising, purchasing, order processing, merchandise processing, fax, corporate mails, proposal deadline extended, gossip at office, travel by air, travel by ferry, weekly/monthly/quarterly/yearly reports, meetings, pickups, assignments, news bulletin, promotion, everyday conversation at office, and so on.
Cấu trúc bài thi TOEIC
Listening Practice:
Section 1: Picture Description (20 câu)
Section 2: Questions and Responses (30 câu)
Section 3: Short Conversations (30 câu)
Section 4: Short Talks (20 câu)
Reading Practice:
Section 5: Incomplete Sentences (40 câu)
Section 6: Error Recognition (20 câu)
Section 7: Reading Comprehension (40 câu)
Một số điểm cần lưu ý của bài thi TOEIC là phần Listening nói theo giọng Mỹ, nối âm (word connection) và biến âm, tắt âm rất nhiều, đồng thời, tốc độ cũng rất nhanh, đặc biệt là Section 2 và 3 . Ngoài ra, toàn bộ nội dung của phần Reading Practice hoàn toàn đều có thể trở thành phần nghe – khi ôn cần lưu ý.
Phương pháp học
Do TOEIC do viện khảo thí và giáo dục Hoa Kỳ (ETS) soạn ra, thế nên, bước đầu tiên muốn học, là phải chuẩn hóa lại phát âm của mình theo âm Mỹ. Người Việt Nam thường có xu hướng nói từng từ một (word unit) nhưng người Mỹ lại phát âm theo từng khối âm thanh (sound unit). Ví dụ:
She laf de di zai dia
Tức là:
She laughed at his idea.
Trong câu trên, d đã nối với at, chữ h câm (silent), nên t sau at đọc là d nối luôn với is tạo thành di zai…
Do đó, đầu tiên, cần phải học American Accent Training, giáo trình này có thể mua ở bất cứ hiệu sách nào. Nhưng nó có tân 4 đến 5CD và dày cỡ gần 300 trang. Khi học cần phải chọn phần phù hợp trong giáo trình mà học, chứ nếu học tuần tự thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, và phần lớn sẽ bỏ cuộc. Cách học là học thuộc các luật, và các cách phát âm những từ thường gặp, cách nối âm, cách phát âm chữ T, chữ R… đặc biệt là cần lưu ý và áp dụng nối âm.
Song song với việc học American Accent Training, cần phải học về Business English – tức là tiếng Anh trong môi trường làm việc. Cần lưu ý rằng chúng ta ko chỉ học Tiếng Anh mà còn học các kiến thức chung về môi trường làm việc, chẳng hạn như về tổ chức của công ty: ví dụ có hai board riêng là Board of Directors và Board of Executive, rồi cấp bậc của CEO, COO, CFO, MD, President, Vice-President, ko hoàn toàn như chúng ta thường nghĩ, rồi các kiến thức về tài chính, về đầu tư, về chứng khoán, bảo hiểm, kế toán, quảng cáo, PR… luôn phải sẵn sàng bổ trợ các kiến thức đó. Việc học Business English sẽ giúp người học hình thành một hệ thống từ vựng Business, đi kèm đó là các ngữ pháp thường dùng và văn phong trong các tài liệu viết. Khi học về Business English nên – phải học thuộc các bài và kết hợp áp dụng phần nối âm cũng như các quy tắc American Accent.
Sau khi đã qua hai bước trên, tức là khi đã có một vốn từ và background cơ bản về business, đồng thời nắm được quy tắc phát âm American English, khi đó, bắt đầu bước vào quá trình ôn luyện. Về cách luyện thi mình sẽ trình bày ở blog entry tiếp theo…
Lại tiếp tục với TOEIC và Corporate English. Hai tuần rồi bận chuẩn bị và settle cuộc sống ở bên Sing nên giờ mới lên blog được.
Về phần luyện thi TOEIC
Sau khi đã nắm được cơ bản các nguyên tắc phát âm âm Mỹ, có được một khối lượng từ vựng tương đối phong phú về Business English, đồng thời cũng đã nói trôi chảy và lưu loát, có nối âm khi nói (điều này nói đơn giản vậy, nhưng với ai đã từng học lớp TOEIC của mình thì chắc chắn đã hiểu rằng để đạt được yêu cầu thì không hề đơn giản), thì chúng ta bước sang phần luyện thi TOEIC.
Về giáo trình: mình recommend TOEIC Mastery – đây là phần mềm, có thể mua ở hàng đĩa, vừa rẻ vừa hữu hiệu.
Về phương pháp: nên luyện song song cả phần listening và reading, tới phần này, nếu ai học TOEIC sẽ hiểu ngay tại sao phải học American Accent Training… rất đơn giản, vì có những phần cho dù có xem scripts cũng không thể nói giống đĩa được, mà nói không chuẩn thì nghe cũng sẽ không chuẩn. (Tất-nhiên-ở-đây-chỉ-nói-tới-tiếng-Anh-Mỹ nhé, mình ko nói tiếng Anh quốc tế, mấy hôm sang Sing toàn làm việc với mấy ông Ấn Độ, mãi mới quen với khẩu âm Ấn Độ, mình lại ở cùng apartment với hai tên Tàu, lại nói ngọng, Chai nờ nó nói thành Chai lờ …)
Về phần nghe: ở đây ko bàn tới Section 1 vì nó đơn giản và lại tương đối đa dạng, chỉ bàn tới Section 2, 3, 4. Nên ôn theo trình tự hết Section 2 rồi đến Section 3 rồi đến Section 4. Thực ra, trong môi trường giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong môi trường giao tiếp công ty, chúng ta sẽ gặp hai tình huống chính là: hội thoại (Section 2, 3) và một người nói cho nhiều người nghe (Section 4). Trong bài thi TOEIC, các tình huống này là cố định – tức là chỉ có khoảng 90 tình huống cho mỗi Section 2, 3. Chúng ta nghe nếu chưa hiểu thì nghe lại, vẫn chưa hiểu thì nghe lại lần nữa, vẫn chưa clear được thì thôi xem script rồi tập nói giống hệt đĩa về cả ngữ điệu, nối âm, và tốc độ. Đó là định hướng chung cho cả phần nghe, chỉ có học như vậy thì chúng ta mới có thể cải thiện khả năng nói của mình…
Về tip cho từng phần, tất nhiên muốn tăng điểm ngoài thực lực, cũng phải có tip.
Trước tiên, điều quan trọng nhất là khi học ngoài ngôn ngữ ra, cần phải học theo tình huống, với những người đã đi làm, đặc biệt là đã làm công ty nước ngoài thì sẽ thấy các tình huống trong bài thi TOEIC rất gần gũi, với những bạn còn là sinh viên, thì hay năng động một chút, đi làm thêm, dự hội thảo (bằng Tiếng Anh) thường xuyên, hoặc tham gia câu lạc bộ tiếng Anh thường xuyên đi đón khách nước ngoài chẳng hạn, hoặc đi phỏng vấn thật nhiều… Khi học đến phần nghe mình phải để tâm tới các tình huống, và thử nghĩ xem có mấy trường hợp có thể xảy ra, chỉ như vậy thì mình mới học một mà biết mười. Khi chúng ta đã chuẩn bị trước các tình huống đó thì đi thi, khi nghe đến câu hỏi chưa nghe đã có câu trả lời trong đầu.
Đây chính là tip cho section 2, questions and responses, chúng ta sẽ được nghe 1 câu hỏi, theo sau đó là 3 câu trả lời, đặc điểm là người ta nói rất nhanh, và câu trả lời cũng rất nhanh, tuy nhiên, cũng có những quy luật và bẫy rất cổ điển. Thông thường, chúng ta nếu không nghe hiểu, thì sẽ chỉ bắt được vài từ mà vẫn chưa hiểu, chính vì thế mà câu trả lời mà có một từ ở phần câu hỏi thì chắc chắn sai (họ bẫy mà) bằng cách này, có thể loại trừ được ít nhất là 1 phương án, thế là chỉ chọn 50/50 sẽ dễ hơn nhiều….
Khi học thì nhớ group các tình huống lại, ví dụ:
Các tình huống sau cùng nhóm:
1 Q: Who’s responsible for keeping these shelves stocked?
A: That’s Mr. Harmin’s job.
2 Q: Who’s in charge of ordering office supplies?
A: I can do that for you.
3 Q: Whom should I see about repairing this condenser?
A: Talk to someone at the customer service desk.
Sau khi luyện thuộc lòng 90 tình huống (trong giáo trình TOEIC Mastery, với các giáo trình khác, các tình huống cũng tương tự, chỉ thay đổi một chút về câu chữ) thì chúng ta sẽ cảm thấy phần này ko khó chút nào.
Section 3: có khó khăn ở chỗ người nói nói rất nhanh, và câu hỏi đòi hỏi phải phân tích. Tuy nhiên, với bài thi TOEIC hiện nay thì ứng với mỗi hội thoại chỉ có một câu hỏi, và chúng ta có thể đọc trước được. Do đó, quá trình chuẩn bị pre-listening question analyzing là rất quan trọng, vì, khi đọc câu hỏi, chúng ta đã nắm được thông tin cần phải nghe, đồng thời cũng có được một số từ chốt nhất định, thậm chí, nếu đã luyện xong chúng ta đã có thể trả lời trước khi nghe hội thoại. Do đó, khi học luôn phải học kỹ các tình huống, các cách xử lý trong thực tế như thế nào… Đây chính là phần mà nhiều người mất điểm nhất kể cả những người trên 900. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ bớt khó khăn hơn sau khi chúng ta đã học thuộc 90 tình huống, hiểu, nói trôi chảy đúng tốc độ, ngữ điệu, nối âm… phần còn lại sẽ tiếp tục post thêm…
Tiếp tục về Section 3: Short Conversation, đây chính là phần khó nhất trong bài thi TOEIC. Khó vì người nói nói quá nhanh nên người nghe chưa kịp nhận biết được ý của bài nói thì đã qua mất rồi. Tuy nhiên, cũng có một điều may mắn là, phần này, ứng với mỗi đoạn hội thoại, chỉ có một câu hỏi duy nhất. Với bài thi TOEIC hiện nay thì câu hỏi đã được in sẵn trong testbook, nên nếu chúng ta dành khoảng thời gian giữa hai đoạn hội thoại cho việc đọc câu hỏi và phân tích câu hỏi cho đoạn hội thoại sắp tới thì sẽ hiệu quả hơn nhiều. Ví dụ:
Đây là câu hỏi của một đoạn hội thoại:
What is the woman’s opinion of the factory-outlet complex?
A - It’s not a convenient place for her to shop
B - It’s a good place for her to shop on a regular basis
C - Prices are higher in stores there than in ordinary stores
D - It’s very cheap but is not a very pleasant place to shop
Thì câu trả lời ở đây là A - nếu chúng ta có khái niệm về Melinh Plaza Trade Complex ở trên đường đi Nội Bài chuyên bán building materials. Giá sẽ rẻ hơn do location nhưng có một điểm bất tiện là phải đi xa – not convenient. Tương tự với Metro Thang Long trên đường Phạm Văn Đồng.
Ví dụ khác:
Where will the woman first exchange her money?
A - At the airport
B - At the hotel
C - On the street
D - At a downtown bank
Đây là một câu hỏi về việc đổi tiền. Thử phân tích nhé. Thông thường, đối với những người đi công tác dài ngày ở nước ngoài và mới đi lần đầu – chẳng hạn như đồng nghiệp của mình ở Yokogawa và ngay bản thân mình, thì đều đổi một lượng tiền Sing nhất định ở nhà sẵn cho tiện (đổi ở Hà Trung ý). Nhưng trong môi trường quốc tế thì lại khác, tiêu dùng chính là USD, việc đổi tiền rất tiện, nên đối với những chuyến công tác ngắn, hay những lần dự hội thảo thì người ta thường đổi tiền ở sân bay một ít (để có tiền đi taxi và gọi điện), rồi vào thành phố đổi tại ngân hàng để được Best Rate. Bản thân mình hồi còn là sinh viên, từng đi tình nguyện đón đoàn dự hội thảo, khách cứ xuống sân bay là đều hỏi “where can I change money?” và họ đều đổi một chút tiền ở Airport Bank Counter để còn có tiền đi taxi và ăn một vài bữa. Thế nên ở đây chưa cần nghe đoạn hội thoại, 90% là phương án A đúng.
Do đó, mà ngoài việc học tiếng Anh, chúng ta cũng cần phải học nhiều về các tình huống trong thực tế.
Thông thường các câu hỏi của phần này xoay quanh:
1. Where – Location của conversation: đây là loại câu hỏi không khó, chúng ta chỉ cần bắt được một vài key word. Các location thường gặp cũng rất giới hạn, tức là có thể biết trước đề including: trong ô tô, trên xe bus, trên máy bay, tại nhà hàng, khách sạn, tại conference room, tại airport, tại cửa hàng hoa, tiệm tạp hóa, tại triển lãm…
2. Who – người nói, người nghe, và người thứ ba. Loại câu hỏi này hỏi thông tin về những người tham gia hội thoại, cho nên, khi đọc câu hỏi trước, phải phân loại xem có phải là loại câu hỏi này không, thì keep in mind là ai là người nói, ai là người nghe.
3. Why – đây là loại câu hỏi nói về nguyên nhân của cuộc hội thoại nó cũng tương tự với câu hỏi What, tức là loại câu hỏi hỏi về chủ đề của hội thoại. Loại câu hỏi này chiếm chủ yếu trong bài thi TOEIC – tuy nhiên, từ vựng và chủ đề phần nào đã được cung cấp trong câu hỏi – nên phải cố gắng tận dụng tốt.
Một loại câu hỏi mà nếu chúng ta để ý thì luôn trả lời đúng chỉ cần để tâm. Đó là
câu hỏi về suy luận – tính toán số lượng. Thông thường chúng ta rất thường xuyên nói tới những con số, chẳng hạn như: khi mua hàng thì discount bao nhiêu phần trăm, một pack thì có bao nhiêu piece, phải tip cho waiter bao nhiêu, hoặc những con số về thời gian, giá hàng, giá vận chuyển hàng, size, số người attend, số person/group… với loại câu hỏi này, thông thường chúng ta sẽ phải tính toán một chút, chứ trong đoạn hội thoại không nói trực tiếp thông số. Chẳng hạn như một tình huống về máy bán hàng tự động rất phổ biến ở các nước phát triển (Sing có Atlas Vending).
Câu hỏi:
What is the price of coffee in the vending machine now?
A - 25 cents
B - 50 cents
C - $1 D - $1.5
Ví dụ như ở Sing thì giá chỉ khoảng 30 – 40 cents/cup. Đây là loại câu hỏi về số học – chắc chắn đáp án sẽ ko nói thẳng ra những con số trong câu hỏi (
nếu giống thì thường sai). Chuẩn bị tinh thần như vậy chúng ta sẽ nghe tốt hơn. Sau đây là phần sẽ nghe:
•They’ve raised the price of coffee from the vending machine again.
•You’re kidding. When we first started working here it was 50 cents a cup.
•Well, it’s triple that now, and it’s not half as good as it used to be.
Vậy đáp án là 50x3 = 1.5 cents.
Hoặc một ví dụ khác,
Câu hỏi:
How many cans of soup will the man probably buy?
A - One
B - Two
C - Three
D - Four
Nếu có ai đó từng mua hàng ở Metro, thì sẽ biết là họ bán hàng theo Metro unit tức là bán theo pack chứ ko bán lẻ và rất hay có khuyến mại, chẳng hạn như mua 3 tặng một chẳng hạn. Đây là một tình huống tương tự như vậy.
Đây là phần nghe:
Salesperson: You know, these cans of soup are two for the price of one.
Customer: So you’re saying I should get four instead of three. Is that right?
Salesperson: Right. And u only pay for two of them.
100% học viên tham dự lớp TOEIC của mình đều sai câu này. Đây là một câu hỏi khó, đáp án đúng là… 2. Khách hàng muốn mua 3 nhưng người bán hàng bảo mua 1 tặng 1, nên ông này mua 2 để được 4. Lý do nhiều người sai câu này, do chưa được chuẩn bị về loại câu này, do người ta nói quá nhanh hay do chưa quen với American Accent.
Hôm nay tạm post đến đây, sẽ update thêm…
Tiếp tục với TOEIC tips cho part 4 – short talks.
Tùy theo trình độ mà phần này có thể là phần khó hoặc phần không khó đối với người nghe. Phần này sẽ khó đối với người nghe chưa tốt – tức là với những người khi nghe gặp từ chưa rõ thì toàn bộ phần tiếp theo sẽ bị cuốn đi. Nhưng sẽ không khó đối với những người khả năng nghe đã sang giai đoạn hai (tạm chia vậy) là giai đoạn nghe theo kiểu catch từ, từ nào hiểu thì catch, ko hiểu thì cho qua. Nếu chúng ta đã luyện qua American Accent Training và đã luyện qua Part 2, và Part 3 một cách kỹ càng thì phần này sẽ có vẻ dễ dàng hơn.
Điểm khó của Part 4 là ứng với mỗi short talk, sẽ phải trả lời nhiều câu hỏi (từ 2 đến 5 câu), mà các câu hỏi này lại không sắp xếp theo trình tự nghe, tức là thông tin cho câu hỏi sau có thể lại ở phần đầu, do đó, nhất thiết phải đọc và phân tích câu hỏi trước.
Để trả lời được câu hỏi trong phần này không khó, tuy nhiên để trả lời đúng hết mới khó, thông thường có khoảng hơn chục short talks, mà mỗi câu trả lời sai một câu chẳng hạn, thì sai mất khoảng 13 câu rồi, nhân sơ sơ mất khoảng 70 điểm rồi, chưa tính các phần khác (nhất là Part 3) thế là sẽ rất khó được trên 900 nếu phần này không trả lời đúng hết – trên thực tế thì phần này ko khó và bạn có thể trả lời đúng gần hết, chỉ sai khoảng 1 – 2 câu. Nhưng tất nhiên là sau khi luyện cẩn thận.
Các tình huống trong short talk bao gồm: interview, orientation: các buổi phổ biến về chính sách hoặc định hướng chung trước một khóa đào tạo, vể news thì tương đối đa dạng: về finance, về merger – sát nhập, split up…, về weather bulletin thì có thể broadcast từ radio station, hoặc do captain trên máy bay thông báo, hoặc có thể trên một phương tiện giao thông vận chuyển tới sân bay; về meeting, về seminar, các bài presentation, announcement về company policies, về quảng cáo, về schedule, recorded tape hướng dẫn về sử dụng dịch vụ… các tình huống rất hay gặp trong thực tế.
Khi chúng ta đọc câu hỏi, cần phải phân loại thành hai loại câu hỏi là scanning và skimming, tức là loại câu hỏi lấy thông tin cụ thể, và câu hỏi lấy ý chính; từ đó mà định hướng được loại thông tin mình cần.
Ở đây, mình đưa ra một số ví dụ về phân tích câu hỏi.
Ví dụ 1:
Đọc qua mấy câu hỏi đã,
1. Who reported the story to the radio station?
Listeners.
The States Police.
The Red Cross.
The Weather Bureau.
2. Which of the following are listeners NOT specifically warned against?
High winds.
Low temperatures.
Flooding.
Heavy snow.
3. What are people along the coast advised to do?
Evacuate the area immediately.
Go to emergency shelters.
Be ready to leave their houses.
Stay at home.
Khi đọc qua các câu hỏi này trong testbook thì chúng ta có thể hình dung được phần nào về tình huống này là một weather bulletin, đại khái thì sẽ nói về bão gì đó. Cả 3 câu hỏi đều thuộc loại scan, nhưng với hai câu hỏi 2 và 3 thì dữ kiện sẽ được đưa đan xen, cho nên luôn phải vừa nghe vừa đối chiếu, phương án nào ko đúng thì cross off ngay khi nghe. Sau khi nghe rồi, xem key rồi, xem script rồi, thử nghĩ thêm 1 chút, thực ra, một cái bản tin về bão thì ở đâu cũng giống nhau cả, ở VN chẳng hạn, thông tin liên quan là: ở đâu, đặc điểm cơn bão ra sao, khi nào thì hit the area, cần có biện pháp gì đối phó: tùy theo cấp độ của bão mà di tản ngay hay đợi rồi mới di tản… thế là đã được một tình huống, trong bất cứ bài thi TOEIC nào cũng có câu hỏi về thời tiết lần sau nghe tình huống tương tự, chắc chắn sẽ trả lời đúng.
Ví dụ 2:
Câu hỏi như sau:
1. What function do the former system and the new system share?
A cash register.
An inventory tracking system.
A mailing list.
A training mode.
2. How is the customer file function valuable?
In tracks inventory.
It helps maintain the mailing list.
It is similar to the former system.
It is preferred by the employees.
3. What feature does the speaker think is most useful?
The operating system.
The customer file.
The self-training mode.
The inventory tracking system.
Đọc qua câu hỏi, có thể hình dung được đây là một đoạn quảng cáo hoặc giới thiệu sản phẩm, thông tin mà chúng ta cần phải catch được cũng chính là những thông tin mà mỗi đoạn quảng cáo cần truyền đạt: sản phẩm mới có chung đặc điểm gì với sản phẩm cũ, sản phẩm mới có đặc điểm gì mới và tiến bộ hơn. Chỉ cần pre-analysis như vậy là có thể trả lời đúng cả 3 câu này.
Nói chung là phần này không khó, các tình huống đều cố định, và cũng chỉ có bấy nhiêu tình huống, chỉ cần ôn hết khoảng 20 tình huống này là có thể trả lời đúng. Tuy nhiên cần lưu ý một chút về các bản tin thời tiết, người ta đang nói tới thời tiết ở đâu? Và vào thời điểm nào? Vì trong một bản tin có thể nói về thời tiết ở nhiều địa điểm và nhiều thời điểm khác nhau. Với các short talk nói về timetable của ferry chẳng hạn, thì thông tin cần nhớ là gì nhỉ, ví dụ đi hydrofoil ferry từ Saigon ra Vung Tau chẳng hạn thì chúng ta cần biết thời gian đi, thời gian đến, chuyến đầu, chuyến cuối, của cả chiều đi và chiều về, giá one-way hay return, câu hỏi thường xoáy vào thời gian, và trình tự câu hỏi không theo trình tự nói, chỉ cần chuẩn bị sẵn những thông tin cần thiết về tình huống là có thể ok được phần này.
Trong bài thi TOEIC ngoài 4 part của listening còn có 3 part về Reading Practice bao gồm: Part 5: Sentence Completion, Part 6: Error Recognition, và Part 7: Reading Comprehension.
Đánh giá về Part 5: theo mình là khó nhất trong phần reading vì có những câu sẽ có từ mới mà mình chưa biết, nên dù sao cũng sẽ mất điểm ở phần này khoảng một vài câu.
Về Part 6: thì cũng chỉ có bấy nhiêu pattern lỗi thôi, ôn kỹ và nhớ kỹ các lỗi này là có thể làm đúng 100% ở bất kỳ bài thi nào: tip cho phần này là ‘Make it easy’ đừng nghĩ quá phức tạp, vì mọi error đều rất basic và nằm trong tầm tay.
Về Part 7: Reading Comprehension của TOEIC nếu so với TOEFL thì dễ hơn nhiều, các bài reading trong TOEIC chủ yếu là các business paper mà chúng ta sẽ gặp trong môi trường đi làm. Ví dụ như: correspondence – thư từ, minutes – biên bản, memo – in-house letter, advertising, job-wanted ad, article – các bài báo, travel guide, parking guide, customs register sheet, survey… điểm khó của phần này là: new words, new terms, and time management. Đối với người đã có tiếp xúc và đã quen với môi trường business thì sẽ cảm thấy không khó khăn với các bài đọc này cho dù có thể có khá nhiều từ mới về business (ai đã học về Business English thì sẽ thấy bớt khó khăn hơn), một điểm khó nữa là quản lý thời gian, phần Part 7 sẽ đòi hỏi rất nhiều thời gian, đa phần những người mới làm bài thi TOEIC lần đầu đều không đủ thời gian. 100% học viên lớp TOEIC của mình đều không đủ thời gian cho Test 1 thậm chí 50% không đủ thời gian cho Test 2, rất may, đến final test thì ai cũng manage được thời gian của mình.
Về chiến thuật khi thi, mình sẽ post sau…
TOEIC – How to Conquer ? – Part 5 – Real Test Strategy
Tiếp tục với TOEIC…
Về chiến thuật khi thi TOEIC, thực ra, cũng không có gì nhiều. Tất cả có thể chỉ gói gọn trong hai chữ: “KEEP UP” tức là phải luôn chủ động, và phải vượt trước bài thi. Do trong phần nghe của TOEIC kéo dài 45 phút liên tục, nên nếu thí sinh chưa quen với việc nghe tiếng Anh liên tục trong một thời gian dài, thì sẽ cảm thấy mệt mỏi, và đôi lúc, mất tập trung. Đây chính là thực tế mà mình gặp phải trong lần thi TOEIC đầu tiên, và cũng là điều hầu hết học viên trong lớp TOEIC của mình gặp phải trong lần test đầu tiên. Chỉ cần 2, 3 lần mất tập trung, là chúng ta cũng đủ để vuột mất ít nhất 10 questions, đó là chưa nói tới khả năng trả lời đúng sẽ giảm đi rất nhiều.
Đối với section 2, đi thi sẽ rất dễ dàng với những người đã ôn kỹ, vì khi nghe câu hỏi, chúng ta đã có thể có được câu trả lời trong đầu, từ đó mà có thể chủ động đối chiếu với 3 câu trả lời sẽ nghe.
Đối với section 3, sau mỗi conversation sẽ là khoảng thời gian nghỉ vài giây, khoảng thời gian này sẽ rất quý nếu chúng ta tận dụng tốt để đọc câu hỏi tiếp theo, phân tích và chuẩn bị sẵn sàng. Nếu chẳng may đoạn hội thoại vừa nói, bạn nghe ko rõ, thì hãy trả lời random thật nhanh, để chuẩn bị sẵn sàng cho câu hỏi tới, vì nếu bạn dùng thời gian này chỉ để nghĩ và trả lời câu hỏi vừa nghe, bạn sẽ bị động và thường bị cuốn theo bẫy của đề thi.
Đối với section 4, cũng tương tự section 3, nhưng vì nhiều câu hỏi hơn, nên thời gian nghỉ cũng dài hơn, nhất thiết phải dùng thời gian này để đọc kỹ các câu hỏi của short talk tiếp theo, phân tích, phân loại tình huống, sẽ có 50% câu hỏi bạn có thể trả lời mà chưa cần nghe.
Về phần Reading, bạn có 75 phút, nhưng vấn đề lại nằm ở phần reading, hầu hết những người mới làm bài thi TOEIC 1, 2 lần sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn thành phần Reading trong thời gian 75 phút! Thực ra, chỉ cần điều chỉnh một chút là có thể manage thời gian làm bài của mình được. Section 5: Sentence Completion và Section 6: Error Recognition, các bạn chỉ được phép hoàn thành trong khoảng 15-20 phút, thì mới có đủ thời gian dành cho phần Reading, trong khi làm bài, phải thật khẩn trương và luôn KEEP IN MIND điều này.
Thực ra, sau mỗi khóa TOEIC, phần điểm tăng của học viên trong lớp của mình chủ yếu nằm ở phần Listening. Lý do là chỉ cần chúng ta làm quen với Accent và các tình huống, hiệu chuẩn lại phát âm của mình, là có thể cải thiện được khả năng nghe với-từ-vựng-sẵn-có. Tuy nhiên, với reading, mọi chuyện lại hoàn toàn khác, việc các bạn có thể tăng được điểm số trong phần reading đòi hỏi một thời gian đủ dài tiếp xúc với tiếng Anh, chịu khó học từ, học văn phong, học ngữ pháp, học cách dùng từ… mà nếu chỉ có 2 – 3 tháng thì chưa đủ, nếu bạn chỉ có từng đó thời gian, thì hãy cố học nhiều hơn, cường độ dày hơn, ôn tập thường xuyên hơn, thì có thể bạn học 3 tháng sẽ được bằng 6 tháng của những người khác… Cá biệt, có trường hợp bạn Vân (học FTU) phần nghe điểm rất cao, phần reading làm xong sớm 15’ vậy mà điểm vẫn không cải thiện giữa lần thi thứ 2 và thứ 3…
Nếu ai đó thi TOEIC mà điểm chưa cao, xin đừng buồn, có thể vì bạn găp phải phần bài thi khó, hoặc cũng có thể vì bạn ôn chưa đủ, cũng có thể vì bạn chưa tập trung, hay cũng có thể vì bạn chưa chuẩn bị đầy đủ sức khỏe, và dù sao, đó cũng là một động lực để mình cố gắng học tiếp… học là hàm của quá trình mà…
TOEIC tips from RAINBOW TOEIC
Mình mới đọc qua bộ giáo trình luyện thi RAINBOW TOEIC và thấy đây là một bộ giáo trình khá hữu ích – ngoài việc giới thiệu khá hệ thống về các mẹo làm bài sao cho được điểm cao – thì điều quan trọng hơn là tác giả đứng trên quan điểm giúp người học nâng cao được các kỹ năng về English trong môi trường công ty quốc tế. Post lên đây một phần cho các bạn quan tâm và đang ôn thi TOEIC tham khảo.
Cuối tháng 12-2008 mình đi thi ở TOEIC Vietnam 24-Nguyên Hồng thì vẫn thấy thi theo format cũ. Hiện chưa có thông tin gì chính thức về thời điểm sẽ áp dụng hình thức thi mới ở Việt Nam mặc dù đã có tin đồn từ lâu lẩu lầu lâu rằng năm 2007 sẽ thay đổi trong khi ở Korea và Japan đã áp dụng từ lâu. Như vậy, hiện tại đề thi TOEIC ở Việt Nam còn giới hạn kiểm tra hai kỹ năng tiếp cận là Nghe và Đọc. Nhưng thông qua hai kỹ năng này, bài thi TOEIC cũng đã gián tiếp đánh giá hai kỹ năng tái tạo của thí sinh. Để sử dụng tốt một ngôn ngữ thì người đọc phải biết phát âm (pronunciation) và cách dùng (usage) của từ vựng và ngữ pháp để làm cơ sở phát triển bốn kỹ năng listening, speaking, reading, và writing. Do vậy, bạn cần học tốt từ vựng Business English và ngữ pháp tiếng Anh để hoàn thiện bốn kỹ năng trên.
Listening trong bài thi TOEIC không chỉ đơn thuần kiểm tra khả năng nghe mà còn gián tiếp kiểm tra khả năng nói của thí sinh vì muốn nghe tốt thì trước hết phải nói chuẩn. Bạn cần phải luôn có ý thức trau dồi (practice & drill) cả từ (words) lẫn câu (sentences) và luôn tiến hành lặp đi lặp lại (repetition) thì kỹ năng nghe nói mới phát triển được. Hãy tập thói quen dùng tay để viết và dụng miệng để đọc từ vựng và câu để thông thạo các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Bạn nên tận dụng Part 2 (Questions & Responses) và Part 3 (Short Conversations) tối đa: nghĩa là sau khi thực hành làm bài nghe ở hai phần này, bạn cần đối chiếu với đáp án để biết những điểm mạnh, điểm yếu của mình để tìm hướng khắc phục khi luyện nghe. Sau đó, bạn cần chuyển sang luyện nói bằng cách nghe câu hỏi trong băng ghi âm rồi tập đối đáp nhanh và đúng – đúng tức là đúng về phát âm, ngữ điệu, nối âm, từ vựng và cấu trúc. Tương tự, hãy đọc Part 7 (Reading Comprehension) nhiều lần vầ tập viết lại những bài đó. Bạn sẽ thấy hiệu quả đạt được là bạn vừa nhớ nhiều từ, hiểu các cấu trúc và biết tái sử dụng chúng, đồng thời khả năng viết của bạn cũng sẽ nâng cao rất nhanh. Cho dù bài thi TOEIC chưa bắt buộc thí sinh thi Writing & Speaking (optional) nhưng nếu bạn chịu khó thực hiện lời khuyên trên đây thì bạn cũng đã tự trang bị cho bản than đủ bốn kỹ năng để có thể đáp ứng cho nhu cầu công việc hàng ngày. Sự nỗ lực của bản thân kết hợp với thày giỏi và giáo trình hay sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu mong muốn. Chắc chắn bạn học không chỉ để đạt được điểm cao cho bài thi TOEIC mà thực sự còn để làm chủ năng lực sử dụng tiếng Anh – công cụ giúp bạn làm việc hiệu quả và thăng tiến trong môi trường công ty có yếu tố nước ngoài.
Tips for PART 5 – Incomplete Sentences
1. Trước khi giải quyết câu hỏi
Part 5 gồm các câu trần thuật đòi hỏi thí sinh phải đọc và tìm từ đúng để hoàn thành câu. Các từ cần điền thuộc lĩnh vực từ vựng (vocabulary), ngữ pháp (grammar) và cách dùng (usage). Trước khi tiến hành làm 40 câu câu hỏi của Part 5, bạn cần kiểm tra lại kiến thức của mình về các điểm sau đây:
* Bạn đã nắm vững các điểm ngữ pháp cơ bản trong tiếng Anh chưa?
Các điểm ngữ pháp gồm: từ loại (noun, verb, adjective, adverb…); các thì (present simple, present progressive, present perfect…); các hình thức của động từ (infinitive, gerund…); cấu trúc câu (đơn, kép, phức). Nếu chưa nắm vững ngữ pháp căn bản thì bạn phải nhanh chóng ôn lại lý thuyết và thực hành nhiều qua các nguồn sách ngữ pháp tổng quát.
Ví dụ:
Anyone who _______ to visit the museum should sign up at the desk.
(A) want (B) wants (C) wanting (D) to want
Câu hỏi này đòi hỏi bạn phải nắm vững dạng động từ đúng cần điền vào chỗ trống sau đại từ quan hệ làm chủ ngữ. Anyone luôn đi với động từ số ít nên (B) wants là đáp án phù hợp.
Câu này cũng có thể diễn đạt theo cách khác mà nghĩa không thay đổi:
Anyone ______ to visit the museum should sign up at the desk.
(A) want (B) who want (C) wanting (D) wanted
Trong câu này, lựa chọn chính xác là (C) wanting – kết hợp với to visit the museum tạo thành mệnh đề quan hệ rút gọn – đóng vai trò là một adjective bổ nghĩa cho anyone tạo thành chủ ngữ cho động từ chính should sign up.
Nếu không có căn bản ngữ pháp thì chắc chắn bạn sẽ mất nhiều thời gian suy nghĩ và có khi lựa chọn sai đáp án.
* Bạn có thể phân biệt được ý nghĩa và cách dung của các từ hay chưa?
Hãy xem ví dụ sau:
If you have any questions about the project, _____ with our customer representatives.
(A) call (B) contact (C) speak (D) touch
Nếu bạn có kiến thức vững vàng về nghĩa và loại động từ (nội/ngoại động từ) thì chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng nhìn thấy từ cần chọn cho chỗ trống này: cả call, contact và touch đều là ngoại động từ, sau chúng phải là một danh từ nên không thể có giới từ theo sau mặc dù về nghĩa thì cả call và contact đều chấp nhận được.
* Bạn có thấy sự khác biệt về nghĩa của câu khi cùng một dạng động từ được sử dụng hay không?
Hãy xem ba câu sau:
The woman is working at the computer.
The woman who is working at the computer.
The woman working at the computer.
Cùng là dạng working nhưng trong câu đầu, working là động từ chính ở thì hiện tại tiếp diễn (Present Progressive), câu hai working là động từ chia trong mệnh đề phụ và câu ba working là phân từ hiện tại (Present Participle) hoàn chỉnh cho cụm từ làm chủ ngữ của câu. Nếu không phân biệt được sự khác biệt này thì kiến thức ngữ pháp của bạn chưa hoàn thiện, bạn cần phải học thêm về ngữ pháp.
2. Trong khi giải quyết câu hỏi
Hãy thực hiện những lời khuyên sau đây:
* Đọc kỹ cả câu và vận dụng kiến thức sẵn có để đoán loại từ (danh từ, động từ, tính từ, hình thức của từ…) cần cho vị trí chỗ trống đó.
Anyone who ______ to visit the museum should sign up at the desk.
(A) want (B) wants (C) wanting (D) to want
* Xem các đáp án cho sẵn và chọn đáp án gần nhất với phán đoán của bạn.
* Đối với các chỗ trống cần điền từ nội dung (contend word), hãy cân nhắc ý nghĩa hợp lý nhất của câu đó rồi tìm từ đúng nhất trong các đáp án cho sẵn.
If you have any questions about the project _____ with our customer representatives.
3. Sau khi giải quyết câu hỏi
Trong thời gian học luyện thi thì đây là bước quan trọng nhất. Sau khi làm bài, bạn phải đối chiếu với đáp án để biết được khả năng thực tế của mình, câu nào bạn chưa đúng thì phải tìm hiểu nguyên nhân để xem lại lý thuyết nhằm bổ sung kiến thức còn thiếu. Cuối cùng, bạn nên thực hiện các lời khuyên sau:
* Điền đáp án đúng vào chỗ trống và đọc đi đọc lại câu đó ít nhất năm lần.
Nhờ đọc lại nhiều lần, bạn sẽ quen thuộc với cấu trúc câu, ý nghĩa cũng như từ vựng và bạn có thể sử dụng từ đó cho dù nó xuất hiện ở câu hỏi khác hoặc bạn có thể tái tạo chúng chính xác khi nói hoặc viết.
Ví dụ: Nếu bạn biết rõ từ cần chọn cho câu này:
If you have any questions about the project, _____ with our customer representatives.
(A) call (B) contact (C) speak (D) touch
Thì khi gặp câu hỏi khác như:
All employees must _____ politely even to unpleasant customers.
(A) deal (B) handle (C) speak (D) call
Bạn cũng sẽ làm đúng bời vì bạn đã biết speak là nội động từ, theo sau nó không có tân ngữ mà có thể có giới từ speak to/with sb hay speak about sth.
* Cũng cần để ý tới những từ khác trong câu
Cũng cùng câu đó nhưng thành phần khác trong câu cũng sẽ được đặt câu hỏi. Ví dụ:
If you have ______ questions about the project, speak with our customer representatives.
(A) some (B) any (C) every (D) ever
Nhờ đã quen thuộc với cấu trúc của câu này và đã đọc đi đọc lại nhiều lần nên bạn sẽ nhanh chóng chọn được đáp án. Và nếu trong tình huống thực tế yêu cầu, bạn có thể sử dụng câu này một các hiệu quả dù trong hội thoại hay trong email.
< To be continued >
Source: RAINBOW TOEIC – Choi Jong Min – Chuyển ngữ phần chú giải: Nguyễn Thành Yến
Tìm hiểu về TOEIC --- http://hoangtoeic.com - http://hoangology.tk
Đăng ký học TOEIC --- - http://hoangtoeic.tk
Đăng ký thi thử TOEIC --- http://toeictest.tk
__________________
" Tôi đi không nhanh nhưng không bao giờ thụt lùi " - Abraham Lincoln
TOEFL Equivalency Table
Do you find all of the different English language test scores confusing? Do you have trouble comparing a TOEIC score to a TOEFL score? Well, that's understandable because there are a number of different language tests and they all have different systems. Even the TOEFL Paper Based Test, TOEFL Computer Based Test (TOEFL CBT), and TOEFL Internet Based Test (TOEFL iBT) all have different scoring schemes.
The table below shows comparisons between various test scores and level systems (like TOEIC, TOEFL and IELTS) and the VEC level system. Use this table to compare your own score or VEC level with the approximate equivalent score of another test.
TOEIC TOEFL
Paper TOEFL
CBT TOEFL
IBT IELTS VEC
Online Score Approximate
VEC Level
0 - 250 0 - 310 0 - 30 0 - 8 0 - 1 0 - 34 2
310 - 343 33 - 60 9 - 18 1 - 1.5 35 - 38 3
255 - 400 347 - 393 63 - 90 19 - 29 2 - 2.5 39 - 45 4 - 5
397 - 433 93 - 120 30 - 40 3 - 3.5 46 - 53 6 - 7
405 - 600 437 - 473 123 - 150 41 - 52 4 54 - 57 8
477 - 510 153 - 180 53 - 64 4.5 - 5 58 - 65 9 - 10
605 - 780 513 - 547 183 - 210 65 - 78 5.5 - 6 66 - 73 11 - 12
550 - 587 213 - 240 79 - 95 6.5 - 7 74 - 81 13 - 14
785 - 990 590 - 677 243 - 300 96 - 120 7.5 - 9 82 - 100 15
Top Score Top Score Top Score Top Score Top Score Top Score Top Level
990 677 300 120 9 100 15
Also see:
English Language Competency Descriptors for the IBT TOEFL Test
(Adobe Acrobat PDF, 310 Kb.)
Source: http://secure.vec.bc.ca/toefl-equivalency-table.cfm
TOEIC ----- 2 Weeks ------- Enough ????
Oriole’s comment:
Hi, anh Hoang. E da doc 4 parts posted cho viec hoc TOEIC. Truoc tien la cam on anh. Va sau do la muon hoi anh ro hon cho truong hop cua em bay gio. Em dang on thi Toefl, nhung dot nay do yeu cau cong viec tuyen dung sap toi nen co le TOEIC se huu ich truoc mat hon. Em muon hoi anh giao trinh va pp cho ki thi TOEIC cap toc trong 2 tuan toi, vi e ko con thoi gian de on luyen nua. Sau do lai tiep tuc toefl. Anh sang Sing hoc thi chac cung da thi TOEFL hay IELTS roi, anh cho e loi khuyen nua nhe! Cam on anh nhieu!
Wed Sep 19 11:10am ICT
Chào Oriole,
Bạn đang ôn TOEFL? Không biết bạn đã ôn lâu chưa nhưng thông thường, những người đã ôn TOEFL khi chuyển sang ôn TOEIC sẽ không mấy khó khăn, và có vẻ như sẽ thấy TOEIC dễ hơn TOEFL. Đó là cảm nhận của những người mà mình đã gặp. Nhưng để có được một điểm TOEIC trên 900 thì có lẽ cũng đòi hỏi người học phải nỗ lực nhiều.
Bạn vào FTU từ 2003 nên có lẽ là bạn là khóa cuối cùng học 4 năm rưỡi sẽ tốt nghiệp vào đầu 2008 phải không? Trước đây, trong lớp TOEIC của mình cũng có một số bạn FTU, và họ thường là những người đứng đầu lớp về mức độ tích cực và trình độ, nhưng lại thường không phải là người có số điểm tăng nhiều nhất khi kết thúc khóa học.
Nếu bạn chỉ còn có hai tuần, thì có lẽ bạn chỉ còn đủ thời gian cho phần luyện, nếu sắp xếp thời gian tốt thì hai tuần có lẽ cũng đủ để bạn “tối ưu hóa” được điểm thi TOEIC của mình.
Có lẽ bạn nên mua đĩa TOEIC Mastery ở ngoài hàng đĩa và về bắt đầu luyện luôn, ngay từ hôm nay và có thể tham khảo những tip về ôn TOEIC ở trong blog của mình, trong đó cũng đã nói các ôn và một số đặc điểm của từng section, có lẽ nó sẽ có ích với bạn.
Không biết bạn đã làm quen với bài thi TOEIC chưa, nếu chưa, thì đầu tiên nên làm Full-length Test 1, để làm quen và lấy mốc điểm khởi đầu (có thể nó sẽ là động lực cho bạn trong hai tuần tới”. Sau đó phân bổ thời gian cho các section. Mình ví dụ như:
1. Về phần nghe
Bốn buổi đầu: cố gắng ôn hết Section 2: Questions and Responses, chỉ có khoảng 90 câu trong giáo trình TOEIC Mastery (đi thi là 30 câu), nghĩa là mỗi ngày học hơn 20 câu, cũng không quá nặng phải không? Nhưng phải cố gắng nghe cho thật rõ, cho thật quen, và học thuộc tất cả các câu đó, tập nói (chứ ko phải đọc) nhanh và lưu loát, đồng thời để ý tới tips cho section 2.
Năm – sáu buổi tiếp theo: bạn ôn Section 3: Short Conversation, bạn ôn Section 2 tốt bao nhiêu thì sang phần này sẽ hiệu quả hơn bấy nhiêu, nhớ để ý tips, và nhớ học thuộc tất cả các tình huống hội thoại, cũng tập nói như section 2. Phần này trong giáo trình TOEIC Mastery có khoảng 90 tình huống. Đi thi sẽ có 30 tình huống.
Các buổi còn lại, luyện Section 4: Short Talks, phần này sẽ chỉ có khoảng gần 20 tình huống trong giáo trình. Bạn cố gắng nghe đi nghe lại, nghe cho thật quen. Vì các tình huống này đi thi thường cũng chỉ na ná như vậy, cái chính là mình phải nghe tốt, không bị choáng, không bị ù (nghe sẽ nhanh hơn TOEFL iBT đấy) đi thi sẽ chỉ có khoảng 12 tình huống này.
Dành một chút thời gian để view qua Section 1: Picture Description
2. Về phần Reading:
Bốn buổi đầu ôn hết Section 5: Sentence Completion.
Hai buổi tiếp theo ôn hết Section 6: Error Recognition. – đây là phần dễ nhất.
Còn lại ôn Section 7: Reading – phần này cố gắng manage thời gian của mình.
Điều quan trọng nhất là bạn phải ôn tập thường xuyên, trong hai tuần này, mỗi ngày, ngoài phần của ngày hôm đó, nên dành thời gian ôn tập lại cả những phần trước đó.
Sau khi ôn xong thì làm Full-lenth Test 2. Điểm của bài thi đó + 100 thì sẽ ra điểm của bài thi thật (thi TOEIC thường đi thi thật lại cao điểm hơn ở nhà khoảng 100, vì: tập trung hơn, loa xịn hơn (Loa Mỹ mà)
Chúc bạn được điểm thi TOEIC như ý.
Theo kinh nghiệm của mình, thì sau một khóa ôn TOEIC khoảng 3 tuần thì thông thường số điểm của một học viên tăng được (progress) tối đa khoảng gần 350 điểm, tùy theo xuất phát điểm của bạn và tùy theo bạn có ôn tốt không mà có thể điểm của bạn sẽ còn cao hơn nữa – khả năng của con người nhiều khi cũng rất phi thường.
TOEIC cũng chỉ là một thước đo trình độ tiếng Anh của một cá nhân nên nó cũng chỉ có tính tương đối, và điểm số cũng thay đổi tùy theo đề, may gặp đề trúng phần mình chắc thì điểm sẽ cao hơn. Thực tế, có những người điểm chỉ khoảng trên 600 nhưng lại giao tiếp tốt hơn người 800 điểm; còn những người từ 850 trở lên, nói chung là “prồ”. À, phải đính chính lại là mình sang Sing là đi làm, chứ không phải du học. Ngày xưa, mình cũng ôn TOEFL và IELTS, nhưng học chỉ để nâng cao vốn tiếng Anh của mình chứ không phải để du học nước ngoài