Phương pháp Natural Approat∫Natural Approat∫ (Cụm ký tự t∫ là phiên âm của "ch" trong chữ Approach) là một công trình nghiên cứu khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ, rút ngắn quá trình hình thành ngôn ngữ tự nhiên của con người, loại bỏ hết tất cả những cái sai làm mất nhiều thời gian và chỉ thực hiện một chuỗi quá trình đúng, giúp một người từ chỗ không diễn đạt được ý mình đến khả năng diễn đạt lưu loát. Natural Approat∫ mô phỏng phương pháp “nạp” tự nhiên vào việc học ngôn ngữ. Quá trình ghi nhớ của một người từ bé sinh ra thông qua việc nghe đã “nạp” vào bộ nhớ toàn bộ những câu từ thiết yếu để giao tiếp và những thông tin này đã “dập” vào những vùng nhớ nhiều lần đến nỗi đã biến thành “hệ ngôn ngữ tiềm ẩn” (Potential Language System – hệ ngôn ngữ còn chờ sự hướng dẫn mới có thể hình thành) và chỉ chờ sự hướng dẫn để tạo ra lô-gíc của lời nói. Phương pháp “nạp” ngôn ngữ này là quá trình “kích hoạt tiềm thức”, ghi thông tin vào các vùng nhớ ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Càng lặp lại nhiều lần, thông tin càng ghi sâu vào bộ nhớ dài hạn. Đến khi việc nạp đã đến giai đoạn đủ, chúng ta sẽ không bao giờ quên nữa. Tuy nhiên, việc “nạp” tự nhiên kéo dài nhiều năm trời. Từ lúc mới sinh ra cho đến khi có thể giao tiếp được như một em bé học lớp một, các em cũng chỉ giao tiếp được ở dạng cơ bản và hệ thống từ vựng còn quá sơ sài. Nhiều nhà ngôn ngữ học và nghiên cứu ngôn ngữ cũng ca ngợi quá trình học tự nhiên này, nhưng chỉ mô phỏng đơn thuần quá trình này thì sẽ dẫn đến một thất bại về thời gian. Đó là chưa kể, quá trình này cũng chỉ có thể tạo ra “hệ ngôn ngữ tiềm ẩn” mà thôi. Chúng ta hãy xem cách một người Việt từ lúc sinh ra cho đến khi có thể giao tiếp tạm được (cho đến năm học lớp 1 chẳng hạn). Hệ thống ngôn ngữ được nạp vào đầu một cách tự nhiên qua nhiều năm tháng. Cuối cùng, hệ thống câu từ cơ bản đã được hình thành và em bé này được cho là nói tiếng Việt “lưu loát” như nhiều nhà phân tích ngôn ngữ kết luận. Nhưng thật sự thì cho đến khi học hết đại học một sinh viên còn cần phải học kỹ năng giao tiếp thì mới nói được tiếng Việt lưu loát, diễn đạt được ý của mình. Cho đến giai đoạn này, ngôn ngữ chỉ hình thành dưới dạng “tiềm ẩn” mà thôi – nghĩa là nghe thì hiểu, nhưng diễn đạt thì không được. Phương pháp Natural Approat∫ cũng mô phỏng quá trình “nạp” tự nhiên này nhưng thông qua phương pháp “cưỡng bức” – nghĩa là người học phải lặp lại bài học, câu từ chuẩn bản xứ với số lần nhất định sẽ tạo ra một hiệu quả tương đương với quá trình nạp tự nhiên, nhưng thời gian thì rút ngắn hơn nhiều. Nhiều người cho rằng, việc chọn một môi trường nói tiếng Anh tự nhiên như câu lạc bộ nói tiếng Anh, hay giao tiếp với giáo viên bản xứ… sẽ tương đương với quá trình này. Nhưng đây là sự sai lầm. Cả hai cách đều sử dụng chung từ “tự nhiên” không có nghĩa là nó giống nhau. Một quá trình tự nhiên từ mới sinh ra cho đến biết nói cơ bản cũng đã trải qua hàng năm trời, nhưng cũng sẽ chỉ dừng lại ở khả năng cơ bản nếu như không mất thêm vài năm nữa để luyện tập có hướng dẫn. Còn quá trình nghe nói tự nhiên như hình thức câu lạc bộ, giao tiếp trên lớp… là một quá trình rất ngắn, lượng thông tin “nạp” không nhiều và tính lặp lại không cao, làm mất nhiều thời gian hơn mà vẫn không sử dụng được ngôn ngữ. Không cần nói bằng chứng vì chúng ta ai cũng trải qua hơn chục năm học theo kiểu này, trường Tây có, ta có, mà vẫn bị “mù” tiếng Anh. Phương pháp “lặp cưỡng bức” là quá trình lặp lại những cấu trúc văn nói chuẩn bản xứ cần thiết trong giao tiếp để tạo dựng “hệ ngôn ngữ tiềm ẩn”. Hệ ngôn ngữ tiềm ẩn này hơn hẳn hệ ngôn ngữ tự nhiên của một em bé vì nó còn thông qua quá trình chọn lọc có hiểu biết và định hướng. Khi được hướng dẫn “khai thông” thông qua “kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ” (Language Communnication Skill), hệ ngôn ngữ tiềm ẩn sẽ kết nối lô-gic với kiến thức và kinh nghiệm của từng người để truyền đạt thành lời nói. Quá trình “nạp ngôn ngữ” cũng sẽ hình thành nên “quán tính ngôn ngữ”. Nên nhớ rằng, những từ sai, câu sai, âm sai mà chúng ta đang sở hữu cũng do quá trình đọc sai, nói sai, nghe sai nhiều lần mà thành. Hãy nhớ lại thời gian đầu học một từ mới, chúng ta không biết đọc kiểu nào cho chuẩn xác, đôi khi nhấn chỗ này, đôi khi chỗ khác. Nhưng dần dần, khi đã xác định một kiểu đọc mà mình cho là đúng và liên tục đọc và nói từ đó, câu đó, chúng ta đã hình thành nên một quán tính. Nhưng do việc xác định ngữ âm ngữ điệu sai nên đã tạo ra một quán tính sai. Khi quán tính hình thành, có nghĩa là tiềm thức đã được kích hoạt, điều khiển quá trình “tự so khớp” (Auto Matching) với những gì mắt quan sát được, tai nghe được và tự báo cho não bộ những thông tin phản hồi cần thiết mà không cần sự can thiệp của bộ nhớ. Nhờ vậy, người học có thể chuyển đổi từ hình thức suy nghĩ và tìm kiếm trong bộ nhớ sang hình thức quán tính – có thể bật nhanh thành lời nói trong khi bộ não còn mãi mê tìm kiến thức cho những gì cần diễn đạt bằng ngôn ngữ. Điều này cũng tương tự như việc lái xe. Thời gian đầu học lái, chúng ta phải tập trung tinh thần rất cao độ mà việc lái xe vẫn không theo ý muốn. Nhưng khi mọi thứ trở thành quán tính, chúng ta đôi khi vừa lái xe, vừa suy nghĩ miên man mà xe vẫn được điều khiển trơn tru. Đó là quá trình tiềm thức điều khiển hành động. Chúng ta đôi khi cũng chọn cách là học thuộc lòng bài học. Nhưng để thuộc lòng, chúng ta chỉ cần lặp lại một câu nào đó khoảng 15-20 lần là thuộc. Nhưng thuộc lòng như thế chỉ giúp chúng ta nhớ được trong phạm vi khoảng vài tuần lễ rồi quên hoàn toàn bài học. Nếu đã quên bài học hay chỉ nhớ mơ hồ thì bạn không có cách nào chắc chắn khi nghe và hoàn toàn không có cách nào chọn đúng câu từ để nói nhanh được. Tuy rằng trong khi viết hay dịch có sự gợi ý của từ điển và có thời gian suy nghĩ thì bạn có thể hiểu được, nhưng khi nghe nói thì hoàn toàn không thể. Hơn nữa, phương pháp học hiện thời tạo ra cho người học một kiểu sử dụng ngôn ngữ bằng cách sử dụng văn hoá tiếng mẹ đẻ để hình thành câu từ và chuyển dịch sang ngôn ngữ bản xứ - tạo ra một kiểu “nhà quê lên tỉnh” mới (trong một trường hợp cụ thể, người Việt nói một câu hoàn toàn khác, dùng từ hoàn toàn khác với người bản xứ) và một sự khác biệt đến xa lạ về văn hoá mặc dù sử dụng chung một ngôn ngữ với người bản xứ nên không ai hiểu ai. Bản chất của ngôn là bắt chước, không phải tư duy. Chúng ta không thể học ngữ pháp, học từ vựng một cách riêng lẻ rồi tư duy lắp ghép theo dạng “râu ông này cắm cằm bà nọ”. Chúng ta phải “nạp” đủ cụm từ cần thiết, đủ cấu trúc cần thiết để hình thành “hệ ngôn ngữ tiềm ẩn” và phải thông qua quá trình “khai thông” mới có thể chuyển được thành lời nói. Quá trình “khai thông” Hãy nhớ lại quá trình một người Việt có thể nói được tiếng Việt. Đa phần sinh viên Việt Nam của chúng ta sau khi ra trường Đại học vài năm vẫn không có khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ. Mặc dù là người Việt, tiếng Việt một bụng nhưng mỗi khi cần phát biểu, trả lời một câu hỏi, hay diễn đạt một ý tưởng thì luôn ấp úng, nói không thành câu và không bao giờ diễn đạt hết những suy nghĩ của mình. Và cũng chính vì thế, một sinh viên mới ra trường hoặc chỉ có 2-3 năm kinh nghiệm sau khi ra trường không bao giờ được giao cho những việc quản lý hay lãnh đạo nhóm vì khả năng dẫn dắt và truyền đạt kém. Chính vì vậy, quá trình hơn kém 25 năm học và rèn luyện của một người sử dụng chính tiếng mẹ đẻ của mình cũng được cho là bị “câm” trong giao tiếp. Tiếng Việt mà chúng ta đã thế, vậy tiếng Anh chỉ đơn thuần là “nạp” thì làm sao có thể diễn đạt lưu loát? Nếu suy nghĩ là học tiếng Anh cho thuộc vào đầu thì có thể nói được thì quá ngây thơ. Quá trình này đã được chứng minh trên thực tế ở Việt Nam ta. Chúng ta học tiếng Anh đều hơn 10 năm mà vẫn chỉ ấp úng, ai hỏi thì trả lời chỉ vỏn vẹn được 1-2 câu. Quá trình rèn luyện để nói lưu loát tiếng Việt – tiếng mẹ đẻ của chúng ta cũng không ít gian nan. Sau vài năm ra trường bị cho làm “nhân viên quèn”, bị chê bai không ít và chịu đau khổ cũng không ít, dần dần chúng ta tìm tòi, học hỏi và có thể diễn đạt được tiếng Việt tốt hơn. Đó là lúc chúng ta được công nhận và được giao cho những chức vụ lãnh đạo nhóm, “nói để người khác làm theo”. Chúng ta vượt qua quá trình gian nan đó để nói được chính tiếng mẹ đẻ của mình. Và đó cũng là cách thành công duy nhất trong ngôn ngữ. Chúng ta sai lầm trong việc học ngôn ngữ là do từ nhỏ người ta chỉ “dạy ngôn ngữ” mà không “dạy nói”. Chúng ta tự tìm tòi, mày mò, tự tìm cách đối phó trong lúc chúng ta cần giao tiếp bằng ngôn ngữ nhất. Cách chúng ta sử dụng đầu tiên là suy nghĩ nhanh, đặt câu và thực tập nhanh trong đầu nhiều lần cho thuộc lòng, sau đó đứng lên nói như con vẹt. Nói hết rồi thì thôi. Khi ai hỏi thêm cũng không biết cách trả lời vì những câu từ chúng ta đặt ra để nói cho suông và những câu từ đó không có sự liên kết nào đến kiến thức và kinh nghiệm chúng ta đang có. Lúc chúng ta đặt câu thì có suy nghĩ đôi chút, nhưng lúc nói là hoàn toàn như một con vẹt, nói ra mà không hiểu mình đang nói gì. Lúc đó, chúng ta chỉ chú trọng đến việc nói làm sao cho đúng câu từ mình đã đặt. Vì thế, trong lúc nói, chúng ta đã xa rời với quá trình trải nghiệm thực tế của sự việc và kiến thức nên việc diễn đạt tiếp theo là hầu như không thể. Chúng ta đã học nói tiếng Việt như thế nên khi tốt nghiệp đại học, ra trường 2-3 năm mà vẫn không tài nào diễn đạt được hết ý mình. Khi sang tiếng Anh, chúng ta cũng lại chọn cách thất bại đó để học. Cũng dễ hiểu thôi vì không ai dạy cho chúng ta nói, họ chỉ dạy ngôn ngữ mà thôi. Và kết quả là, ai trong chúng ta cũng trải qua hơn 10 năm học tiếng Anh mà kết quả được xem như là chưa biết gì. Quá trình “khai thông” là quá trình giúp người học “trải nghiệm lại” những gì đã trải qua, những gì đã học, đã đọc, đã nghe thấy… Trải nghiệm lại cũng là quá trình kế thừa những gì đã làm, đã nghĩ, đã trải qua rồi, không phải suy nghĩ lại. Giả dụ như trong một cuộc thi yêu cầu bạn nói về chuyện kẹt xe ở TP.HCM, bạn bối rối không biết bắt đầu từ đâu, nhưng nếu bạn nhớ lại tất cả những lần kẹt xe gần đây với những tâm trạng khác nhau xảy ra lúc đó, bạn sẽ nói suốt 1 giờ đồng hồ không nghỉ. Và mỗi khi bạn nhớ và muốn diễn lại một hành động nào, quá trình “nạp” đã cho bạn câu từ tương ứng. Lẽ dĩ nhiên là bạn phải nạp đủ tần suất để ngôn ngữ trở thành quán tính. Hãy nhớ lại cách mà một người giỏi tiếng Việt đã làm. Họ chỉ gạch đầu dòng những ý chính cần nói, cốt để đừng quên ý. Khi họ diễn đạt một ý, họ bắt đầu diễn lại những kinh nghiệm của họ trong đầu. Khi những kinh nghiệm được tái diễn lại, nó chạy theo thứ tự thời gian trong đầu của người đó. Tất cả những gì họ cần làm là chọn những điều hay để nói ra mà thôi. Quá trình trải nghiệm này thông qua một kỹ năng gọi là kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ. Kỹ năng này mục đích hướng dẫn cho bạn biết, ý tiếp theo bạn cần nói là ý gì. Khi bạn nói một ý, mà bạn luôn biết ý tiếp theo cần nói là ý gì thì bạn đã diễn đạt được ý mình. Chính vì thế, quá trình “nạp ngôn ngữ” và quá trình khai thông để bạn nói lưu loát là hai quá trình độc lập nhau. Có khi bạn chưa nạp đủ nhưng hiểu rõ quá trình khai thông thì bạn có thể nói được uyên thuyên nhưng thiếu nhiều từ, cụm từ. Khi bạn đã nạp đủ nhiều nhưng chưa thấm nhuần phần khai thông, bạn cũng chỉ có thể nghe được mà không diễn đạt được thành lời như người khác. |
Wednesday, 11 January 2012
Phương pháp Natural Approat∫
Nhãn:
Skill
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment