Các nguyên âm Việt và Anh không hề giống nhau. Một âm rất rõ trong tiếng Anh sẽ rất nhoè với một lỗ tai người Việt, và một âm rất rõ trong tiếng Việt thì rất nhoè trong lỗ tai người Anh (người bản xứ nói tiếng Anh). Ví dụ: Khi bạn nói: “Her name’s Hương!” Bạn đọc từ Hương thật rõ! Thậm chí la lên thật to và nói thật chậm thì người ấy vẫn không nghe ra. Vì ‘ươ’ đối với họ là âm rất nhoè. Nhưng nói là ‘Hu-ôn-gh(ơ)’ họ nghe rõ ngay; từ đó ta phải hiểu họ khi nói đến cô Huôngh chứ đừng đòi hỏi họ nói tên Hương như người Việt (phải mất vài năm!).
Tương tư như vậy, không có nguyên âm tiếng Anh nào giống như nguyên âm tiếng Việt. Nếu ta đồng hóa để cho dễ mình, là ta sẽ không nghe được họ nói, vì thế giới này không quan tâm gì đến cách nghe của người Việt Nam đối với ngôn ngữ của họ. Ví dụ: âm ‘a’ trong ‘man’ thì không phải là ‘a’ hay ‘ê’ hay ‘a-ê’ hay ‘ê-a’ tiếng Việt, mà là một âm khác hẳn, không hề có trong tiếng Việt. Phải nghe hàng trăm lần, ngàn lần, thậm chí hàng chục ngàn lần mới nghe đúng âm đó, và rất rõ! Ấy là chưa nói âm ‘a’ trong từ này, được phát âm khác nhau, giữa một cư dân England (London), Scotland, Massachusetts (Boston), Missouri, Texas!
Cũng thế, âm ‘o’ trong ‘go’ không phải là ‘ô’ Việt Nam, cũng chẳng phải là ô-u (như cách phiên âm xưa) hay ơ-u (như cách phiên âm hiện nay), lại càng không phài là ‘âu’, mà là một âm khác hẳn tiếng Việt. Phát âm là ‘gô’, ‘gơu’ hay ‘gâu’ là nhoè hẳn, và do đó những từ dễ như ‘go’ cũng là vấn đề đối với chúng ta khi nó được nói trong một câu dài, nếu ta không tập nghe âm ‘ô’ của tiếng Anh đúng như họ nói. Một âm nhoè thì không có vấn đề gì, nhưng khi phải nghe một đoạn dài không ngưng nghỉ thì ta sẽ bị rối ngay.
Đây cũng là do một kinh nghiệm tai hại xuất phát từ việc tiếp thu kiến thức. Trong quá trình học các âm tiếng Anh, nhiều khi giáo viên dùng âm Việt để so sánh cho dễ hiểu, rồi mình cứ xem đó là ‘chân lý’ để không thèm nghĩ đến nữa. Ví dụ, muốn phân biệt âm (i) trong sheep và ship, thì giáo viên nói rằng I trong sheep là ‘I dài’ tương tự như I trong tiếng Bắc: ít; còn I trong ship là I ngắn, tương tự như I trong tiếng Nam: ít - ích. Thế là ta cho rằng mình đã nghe được I dài và I ngắn trong tiếng Anh rồi, nhưng thực chất là chưa bao giờ nghe cả! Lối so sánh ấy đã tạo cho chúng ta có một ý niệm sai lầm; thay vì xem đấy là một chỉ dẫn để mình nghe cho đúng âm, thì mình lại tiếp thu một điều sai! Trong tiếng Anh không có âm nào giống âm I bắc hoặc I nam cả! Bằng chứng: ‘eat’ trong tiếng Anh thì hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng bắc, và ‘it’ trong tiếng Anh hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng nam! Vì thế, phải xóa bỏ những kinh nghiệm loại này, và phải nghe trực tiếp thôi!
- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng chữ viết.
Nếu ta hỏi một em bé: cháu nghe bằng gì? Thì nó sẽ trả lời: Nghe bằng tai! Nếu ta bảo: “Cháu phải nghe bằng mắt cơ!” Chắc em bé tưởng ta … trêu cháu! Thế nhưng điều xảy ra cho nhiều người học tiếng nước ngoài là Nghe Bằng Mắt!
Thử nhìn lại xem. Trong giai đoạn đầu tiếp xúc với tiếng Anh, khi ta nghe một người nói: “I want a cup of coffee!”. Tức tốc, chúng ta thấy xuất hiện câu ấy dưới dạng chữ Viết trong trí mình, sau đó mình dịch câu ấy ra tiếng Việt, và ta HIỂU! Ta Nghe bằng MẮT, nếu câu ấy không xuất hiện bằng chữ viết trong đầu ta, ta không Thấy nó, thì ta … Điếc!
Sau này, khi ta có trình độ cao hơn, thì ta hiểu ngay lập tức chứ không cần phải suy nghĩ lâu. Thế nhưng tiến trình cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, ta vẫn còn thấy chữ xuất hiện và dịch, cái khác biệt ấy là ta viết và dịch rất nhanh, nhưng từ một âm thanh phát ra cho đến khi ta hiểu thì cũng thông qua ba bước: viết, dịch, hiểu. Khi ta đi đến một trình độ nào đó, thì trong giao tiếp không có vấn đề gì cả, vì các câu rất ngắn, và ba bước đó được 'process' rất nhanh nên ta không bị trở ngại, nhưng khi ta nghe một bài dài, thì sẽ lòi ra ngay, vì sau hai, ba, bốn câu liên tục 'processor' trong đầu ta không còn đủ thì giờ để làm ba công việc đó. Trong lúc nếu một người nói bằng tiếng Việt thì ta nghe và hiểu ngay, không phải viết và dịch (tại vì ngày xưa khi ta học tiếng Việt thì quá trình là nghe thì hiểu ngay, chứ không thông qua viết và dịch, vả lại, nếu muốn dịch, thì dịch ra ngôn ngữ nào?), và người nói có nhanh cách mấy thì cũng không thể nào vượt cái khả năng duy nhất của chúng ta là 'nghe bằng tai'.
Vì thế, một số sinh viên cảm thấy rằng mình tập nghe, và đã nghe được, nhưng nghe một vài câu thì phải bấm ‘stop’ để một thời gian chết - như computer ngưng mọi sự lại một tí để process khi nhận quá nhiều lệnh - rồi sau đó nghe tiếp; nhưng nếu nghe một diễn giả nói liên tục thì sau vài phút sẽ ‘điếc’. Từ đó, người sinh viên nói rằng mình ‘đã tới trần rồi, không thể nào tiến xa hơn nữa! Vì thế giới này không stop cho ta có giờ hiểu kịp’!’(1)
Từ những nhận xét trên, một trong việc phải làm để nâng cao kỹ năng nghe, ấy xóa bỏ kinh nghiệm Nghe bằng Mắt, mà trở lại giai đoạn Nghe bằng Tai, (hầu hết các du học sinh ở nước ngoài, sau khi làm chủ một ngoại ngữ rồi từ trong nước, đều thấy ‘đau đớn và nhiêu khê’ lắm khi buộc phải bỏ thói quen nghe bằng mắt để trở lại với trạng thái tự nhiên là nghe bằng tai! Có người mất cả 6 tháng cho đến 1 năm mới tàm tạm vượt qua).
- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng cấu trúc văn phạm.
Khi nghe ai nói, ta viết một câu vào đầu, và sửa cho đúng văn phạm, rồi mới dịch, và sau đó mới hiểu! Ví dụ. Ta nghe ‘iwanago’ thì viết trong đầu là ‘I want to go’, xong rồi mới dịch và hiểu; nếu chưa viết được như thế, thì iwanago là một âm thanh vô nghĩa.
Thế nhưng, nếu ta nghe lần đầu tiên một người nói một câu hằng ngày: igotago, ta không thể nào viết được thành câu được, và vì thế ta không hiểu. Bời vì thực tế, câu này hoàn toàn sai văn phạm. Một câu đúng văn phạm phải là ‘I am going to go’ hoặc chí ít là ‘I have got to go’. Và như thế, đúng ra thì người nói, dù có nói tốc độ, cũng phải nói hoặc: I'm gona go; hoặc I’ve gota go (tiếng Anh không thể bỏ phụ âm), chứ không thể là I gotta go! Thế nhưng trong thực tế cuộc sống người ta nói như thế, và hiểu rõ ràng, bất chấp mọi luật văn phạm. Văn phạm xuất phát từ ngôn ngữ sống, chứ không phải ngôn ngữ sống dựa trên luật văn phạm. Vì thế ta cũng phải biết nghe mà hiểu; còn cứ đem văn phạm ra mà tra thì ta sẽ khựng mãi. (Tôi đang nói về kỹ năng nghe, còn làm sao viết một bài cho người khác đọc thì lại là vấn đề khác!)
Tóm lại, trong phần chia sẻ này, tôi chỉ muốn nhắc với ACE rằng, hãy NGHE ĐIỀU NGƯỜI TA NÓI, CHỨ ĐỪNG NGHE ĐIỂU MÌNH MUỐN NGHE, và muốn được như vậy, thì HÃY NGHE BẰNG TAI, ĐỪNG NGHE BẰNG MẮT!
Cũng thế, âm ‘o’ trong ‘go’ không phải là ‘ô’ Việt Nam, cũng chẳng phải là ô-u (như cách phiên âm xưa) hay ơ-u (như cách phiên âm hiện nay), lại càng không phài là ‘âu’, mà là một âm khác hẳn tiếng Việt. Phát âm là ‘gô’, ‘gơu’ hay ‘gâu’ là nhoè hẳn, và do đó những từ dễ như ‘go’ cũng là vấn đề đối với chúng ta khi nó được nói trong một câu dài, nếu ta không tập nghe âm ‘ô’ của tiếng Anh đúng như họ nói. Một âm nhoè thì không có vấn đề gì, nhưng khi phải nghe một đoạn dài không ngưng nghỉ thì ta sẽ bị rối ngay.
Đây cũng là do một kinh nghiệm tai hại xuất phát từ việc tiếp thu kiến thức. Trong quá trình học các âm tiếng Anh, nhiều khi giáo viên dùng âm Việt để so sánh cho dễ hiểu, rồi mình cứ xem đó là ‘chân lý’ để không thèm nghĩ đến nữa. Ví dụ, muốn phân biệt âm (i) trong sheep và ship, thì giáo viên nói rằng I trong sheep là ‘I dài’ tương tự như I trong tiếng Bắc: ít; còn I trong ship là I ngắn, tương tự như I trong tiếng Nam: ít - ích. Thế là ta cho rằng mình đã nghe được I dài và I ngắn trong tiếng Anh rồi, nhưng thực chất là chưa bao giờ nghe cả! Lối so sánh ấy đã tạo cho chúng ta có một ý niệm sai lầm; thay vì xem đấy là một chỉ dẫn để mình nghe cho đúng âm, thì mình lại tiếp thu một điều sai! Trong tiếng Anh không có âm nào giống âm I bắc hoặc I nam cả! Bằng chứng: ‘eat’ trong tiếng Anh thì hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng bắc, và ‘it’ trong tiếng Anh hoàn toàn không phải là ‘ít’ trong tiếng Việt, đọc theo giọng nam! Vì thế, phải xóa bỏ những kinh nghiệm loại này, và phải nghe trực tiếp thôi!
- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng chữ viết.
Nếu ta hỏi một em bé: cháu nghe bằng gì? Thì nó sẽ trả lời: Nghe bằng tai! Nếu ta bảo: “Cháu phải nghe bằng mắt cơ!” Chắc em bé tưởng ta … trêu cháu! Thế nhưng điều xảy ra cho nhiều người học tiếng nước ngoài là Nghe Bằng Mắt!
Thử nhìn lại xem. Trong giai đoạn đầu tiếp xúc với tiếng Anh, khi ta nghe một người nói: “I want a cup of coffee!”. Tức tốc, chúng ta thấy xuất hiện câu ấy dưới dạng chữ Viết trong trí mình, sau đó mình dịch câu ấy ra tiếng Việt, và ta HIỂU! Ta Nghe bằng MẮT, nếu câu ấy không xuất hiện bằng chữ viết trong đầu ta, ta không Thấy nó, thì ta … Điếc!
Sau này, khi ta có trình độ cao hơn, thì ta hiểu ngay lập tức chứ không cần phải suy nghĩ lâu. Thế nhưng tiến trình cũng chẳng khác nhau bao nhiêu, ta vẫn còn thấy chữ xuất hiện và dịch, cái khác biệt ấy là ta viết và dịch rất nhanh, nhưng từ một âm thanh phát ra cho đến khi ta hiểu thì cũng thông qua ba bước: viết, dịch, hiểu. Khi ta đi đến một trình độ nào đó, thì trong giao tiếp không có vấn đề gì cả, vì các câu rất ngắn, và ba bước đó được 'process' rất nhanh nên ta không bị trở ngại, nhưng khi ta nghe một bài dài, thì sẽ lòi ra ngay, vì sau hai, ba, bốn câu liên tục 'processor' trong đầu ta không còn đủ thì giờ để làm ba công việc đó. Trong lúc nếu một người nói bằng tiếng Việt thì ta nghe và hiểu ngay, không phải viết và dịch (tại vì ngày xưa khi ta học tiếng Việt thì quá trình là nghe thì hiểu ngay, chứ không thông qua viết và dịch, vả lại, nếu muốn dịch, thì dịch ra ngôn ngữ nào?), và người nói có nhanh cách mấy thì cũng không thể nào vượt cái khả năng duy nhất của chúng ta là 'nghe bằng tai'.
Vì thế, một số sinh viên cảm thấy rằng mình tập nghe, và đã nghe được, nhưng nghe một vài câu thì phải bấm ‘stop’ để một thời gian chết - như computer ngưng mọi sự lại một tí để process khi nhận quá nhiều lệnh - rồi sau đó nghe tiếp; nhưng nếu nghe một diễn giả nói liên tục thì sau vài phút sẽ ‘điếc’. Từ đó, người sinh viên nói rằng mình ‘đã tới trần rồi, không thể nào tiến xa hơn nữa! Vì thế giới này không stop cho ta có giờ hiểu kịp’!’(1)
Từ những nhận xét trên, một trong việc phải làm để nâng cao kỹ năng nghe, ấy xóa bỏ kinh nghiệm Nghe bằng Mắt, mà trở lại giai đoạn Nghe bằng Tai, (hầu hết các du học sinh ở nước ngoài, sau khi làm chủ một ngoại ngữ rồi từ trong nước, đều thấy ‘đau đớn và nhiêu khê’ lắm khi buộc phải bỏ thói quen nghe bằng mắt để trở lại với trạng thái tự nhiên là nghe bằng tai! Có người mất cả 6 tháng cho đến 1 năm mới tàm tạm vượt qua).
- Xóa bỏ kinh nghiệm nghe bằng cấu trúc văn phạm.
Khi nghe ai nói, ta viết một câu vào đầu, và sửa cho đúng văn phạm, rồi mới dịch, và sau đó mới hiểu! Ví dụ. Ta nghe ‘iwanago’ thì viết trong đầu là ‘I want to go’, xong rồi mới dịch và hiểu; nếu chưa viết được như thế, thì iwanago là một âm thanh vô nghĩa.
Thế nhưng, nếu ta nghe lần đầu tiên một người nói một câu hằng ngày: igotago, ta không thể nào viết được thành câu được, và vì thế ta không hiểu. Bời vì thực tế, câu này hoàn toàn sai văn phạm. Một câu đúng văn phạm phải là ‘I am going to go’ hoặc chí ít là ‘I have got to go’. Và như thế, đúng ra thì người nói, dù có nói tốc độ, cũng phải nói hoặc: I'm gona go; hoặc I’ve gota go (tiếng Anh không thể bỏ phụ âm), chứ không thể là I gotta go! Thế nhưng trong thực tế cuộc sống người ta nói như thế, và hiểu rõ ràng, bất chấp mọi luật văn phạm. Văn phạm xuất phát từ ngôn ngữ sống, chứ không phải ngôn ngữ sống dựa trên luật văn phạm. Vì thế ta cũng phải biết nghe mà hiểu; còn cứ đem văn phạm ra mà tra thì ta sẽ khựng mãi. (Tôi đang nói về kỹ năng nghe, còn làm sao viết một bài cho người khác đọc thì lại là vấn đề khác!)
Tóm lại, trong phần chia sẻ này, tôi chỉ muốn nhắc với ACE rằng, hãy NGHE ĐIỀU NGƯỜI TA NÓI, CHỨ ĐỪNG NGHE ĐIỂU MÌNH MUỐN NGHE, và muốn được như vậy, thì HÃY NGHE BẰNG TAI, ĐỪNG NGHE BẰNG MẮT!
-------------
continue==>
Nguon: copy tu ebook mai khong the nao xoa duoc
No comments:
Post a Comment