Lý giải cho việc tại sao sinh viên của chúng ta kém ngoại ngữ, có ý kiến đã cho rằng, do chúng ta học nhưng ít có cơ hội giao tiếp, giao lưu với người nước ngoài và chương trình học trong trường phổ thông cũng chưa đạt chuẩn. Yếu kém ngoại ngữ là căn bệnh nan y mà chúng ta phải khắc phục và nên chăng chúng ta áp dụng chương trình của các trung tâm ngoại ngữ vào dạy trong trường phổ thông để cải thiện tình hình.
Chương trình dạy ngoại ngữ trong trường phổ thông chưa đạt chuẩn
Tôi có một thắc mắc là tại sao trong chương trình dạy Anh văn ở bậc PTCS và PTTH, các nhà giáo dục không dạy theo sách của nước ngoài như ở các trung tâm ngoại ngữ vẫn hay dạy, tại sao chúng ta không học chính những gì người nước ngoài đã soạn để dạy Anh văn cho tất cả mọi người, mọi quốc gia dùng mà chúng ta lại phải soạn lại chương trình do người Việt Nam viết. Việc này vừa tốn kém lại vừa không có hiệu quả.
Tôi nghĩ ở 12 năm học phổ thông, một học sinh phải đàm thoại 1 cách dễ dàng trong cuộc sống hàng ngày, như thế là đã đạt yêu cầu, điều mà từ trước đến nay, ngay cả sinh viên tốt nghiệp khoa ngoại ngữ chưa chắc đã làm được. Muốn được như thế, chúng ta đừng đặt nặng những bài học Anh văn với những đề tài khó khăn, cao siêu như hiện nay, phải bố trí giờ đàm thoại nhiều hơn là học ngữ pháp, một bài học có thể phát triển rộng ra, có thể kéo dài trong vòng 5,7 tiết, chủ yếu cho học sinh nghe và nói như 1 phản xạ. Như vậy, khi tốt nghiệp lớp 12 là mỗi học sinh chúng ta có thể nói chuyện với người nước ngoài một cách tự nhiên những vấn đề thông thường. Khi đã có căn bản, các em sẽ học chuyên sâu 1 cách dễ dàng hơn. Tại sao ở các trung tâm tiếng Anh dạy học sinh học tốt mà chúng ta không nghiên cứu cách dạy, áp dụng và đưa vào trường phổ thông. Như vậy, học sinh không phải tốn tiền đi học thêm mà chất lượng vẫn tốt. Email: phamminh05@vnn.vn
Giỏi ngoại ngữ, phải có... tiền?
Tôi rất bất ngờ khi tác giả bài viết dẫn ra nhiều luận chứng xác đáng để lý giải lợi thế của người Việt khi học ngoại ngữ. Học ngoại ngữ cốt yếu là phải giao tiếp, luyện tập nhiều. Tôi rất đồng ý. Để giao tiếp nhiều, phải làm sao đây một khi ngoại ngữ trong trường học chỉ có lệ dẫn đến việc nhiều người rất yếu ngoại ngữ nếu không đi học thêm đâu đó ở một số trung tâm ngoại ngữ khác. Điều đáng nói ở đây lại là... tiền! Ai có thể đáp ứng được điều này. Tỉ lệ người dân sống trên mức trung bình là bao nhiêu? Để "vươn lên", cần phải giỏi ngoại ngữ (tôi nói đây là theo số chung, không nhất thiết phải thế) thì thử hỏi có được mấy ai đáp ứng được nhu cầu trên. Không phủ nhận việc giỏi ngoại ngữ sẽ có ưu thế hơn, dẫn đến cơ hội trong công việc nhiều hơn. Nhưng để đến được đó, quy chung lại là phải có tiền. Thiết nghĩ, khi chưa nhận được sự quan tâm đứng mức của xã hội, của giáo dục, của Nhà nước thì tình trạng này vẫn sẽ còn kéo dài. Anh Anh, TP.HCM.
Tại sao chúng ta kém ngoại ngữ
Về cơ bản, tôi hoàn toàn đồng ý với lập luận của tác giả. Chúng ta có thể học tốt các ngoại ngữ chẳng kém cỏi gì các dân tộc khác trên thế giới. Tuy nhiên tôi có một số ý kiến sau:
Tôi rất bất ngờ khi tác giả bài viết dẫn ra nhiều luận chứng xác đáng để lý giải lợi thế của người Việt khi học ngoại ngữ. Học ngoại ngữ cốt yếu là phải giao tiếp, luyện tập nhiều. Tôi rất đồng ý. Để giao tiếp nhiều, phải làm sao đây một khi ngoại ngữ trong trường học chỉ có lệ dẫn đến việc nhiều người rất yếu ngoại ngữ nếu không đi học thêm đâu đó ở một số trung tâm ngoại ngữ khác. Điều đáng nói ở đây lại là... tiền! Ai có thể đáp ứng được điều này. Tỉ lệ người dân sống trên mức trung bình là bao nhiêu? Để "vươn lên", cần phải giỏi ngoại ngữ (tôi nói đây là theo số chung, không nhất thiết phải thế) thì thử hỏi có được mấy ai đáp ứng được nhu cầu trên. Không phủ nhận việc giỏi ngoại ngữ sẽ có ưu thế hơn, dẫn đến cơ hội trong công việc nhiều hơn. Nhưng để đến được đó, quy chung lại là phải có tiền. Thiết nghĩ, khi chưa nhận được sự quan tâm đứng mức của xã hội, của giáo dục, của Nhà nước thì tình trạng này vẫn sẽ còn kéo dài. Anh Anh, TP.HCM.
Tại sao chúng ta kém ngoại ngữ
Về cơ bản, tôi hoàn toàn đồng ý với lập luận của tác giả. Chúng ta có thể học tốt các ngoại ngữ chẳng kém cỏi gì các dân tộc khác trên thế giới. Tuy nhiên tôi có một số ý kiến sau:
Trừ Trung Quốc và Nhật Bản (sử dụng chữ tượng hình), thì nhiều nước ở châu Á đều sử dụng chữ tượng thanh (ghép vần giống tiếng Việt), chẳng qua có khác là họ sử dụng hệ chữ cái khác mà thôi (như Thái Lan hay Lào). Còn Indonesia thì họ cũng dùng chữ cái La Tinh như chúng ta. Họ có thể giỏi tiếng Anh hơn chúng ta là vì đất nước họ mở cửa sớm hơn và họ giao lưu với phương Tây (liên tục, không đứt quãng) lâu hơn chúng ta mà thôi. Riêng đối với Trung Quốc thì tôi không cho rằng về mặt bằng, sinh viên của họ giỏi ngoại ngữ hơn sinh viên Việt Nam. Nếu bạn so sánh Thượng Hải với TP.HCM thì bạn sẽ thấy rõ điều này (mặc dù họ có thể thi TOEFL với điểm cao hơn chúng ta).
Nhiều người già ở Việt Nam có thể thông thạo tiếng Pháp đến như vậy bởi vì khi còn nhỏ họ học mọi thứ bằng tiếng Pháp (từ vỡ lòng, tiểu học). Họ không giỏi tiếng Pháp mới là lạ. Về tiếng Nga, dù rằng thế hệ trước có nhiều người giỏi tiếng Nga (như thầy giáo tôi ở trường ĐH), nhưng phần lớn họ đều tu nghiệp hay làm việc ở Liên Xô cũ. Thế hệ của tôi (7X) đều được học tiếng Nga cả, nhưng thử hỏi bây giờ có mấy người nói được tiếng Nga. Các nước châu Phi, họ nói tiếng Anh như gió, bởi vị phần lớn họ học mọi thứ (Toán, Lý, Hoá...) ở chương trình phổ thông bằng tiếng Anh. Nếu bạn hỏi họ từ equation trong tiếng mẹ đẻ của họ là gì thì tôi cho rằng phần lớn họ không giải thích được. Điều này làm tôi thấy tự hào về tiếng Việt (nếu bỏ qua một số yếu tố vay mượn về mặt ngôn ngữ).
Lý do cơ bản làm chúng ta kém ngoại ngữ là bởi vì đất nước chúng ta sau chiến tranh, ít được giao lưu với quốc tế và điều này góp phần làm công dân của chúng ta một thời rất thụ động và thiếu sự tham gia khi đi học hay dự các hội nghị ở nước ngoài. Điều này đã được cải thiện rất nhiều sau hơn 20 năm đổi mới của đất nước. Do nhu cầu hội nhập ngày càng nhiều, sinh viên của chúng ta ngày càng giỏi ngoại ngữ hơn (nhu cầu xã hội - bài toán kinh tế) và khi đi ra nước ngoài, chúng ta đã tự tin hơn rất nhiều. Bây giờ, tôi tự hào mình là người Việt Nam, tiếng Anh tôi đủ tốt để tham luận hay tham gia các sự kiện nơi tôi đang học tập. Những thứ có được ngày hôm nay phần lớn cũng là do kinh tế chúng ta phát triển mang lại cả.
Hiện tại, ngoại ngữ của người Việt chúng ta chưa được tốt so với nhiều nước trên thế giới. Nhưng tôi tin rằng với đà phát triển của kinh tế, với nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, người Việt chúng ta sẽ ngày một giỏi ngoại ngữ hơn. Công dân của chúng ta sẽ tham gia nhiều hơn vào các vị trí quan trọng của các tổ chức quốc tế. Nhưng điều quan trọng hơn đối với tôi là một ngày nào đó chúng ta có thể thấy các biển hướng dẫn bằng tiếng Việt tại những địa điểm du lịch ở Paris hay London như họ đã và đang làm với tiếng Nhật. Trần Văn Tuấn, Enschede, Hà Lan, email: tranvantuanga@...
Phải tự rèn luyện bản thân mình
Tôi cũng nghĩ rằng việc học ngoại ngữ rất cần thiết và muốn học giỏi ngoại ngữ, cần tự rèn luyện mình. Phải biết vận dụng những lợi thế vốn có của mình nói riêng và của xã hội VN hiện nay nói chung. Thật sự, tôi thấy rằng, trình độ tiếng Anh của giới trẻ hiện nay rất kém so với các nước khác, hơn nữa, VN lại mới gia nhập WTO, vấn đề giỏi ngoại ngữ rất nóng hổi và cần quan tâm. Hy vọng trong tương lai gần, VN sẽ thay đổi được tình hình này. Vân Anh, Thanh Xuân, Hà Nội, email: vananh10_10@...
Tôi cũng nghĩ rằng việc học ngoại ngữ rất cần thiết và muốn học giỏi ngoại ngữ, cần tự rèn luyện mình. Phải biết vận dụng những lợi thế vốn có của mình nói riêng và của xã hội VN hiện nay nói chung. Thật sự, tôi thấy rằng, trình độ tiếng Anh của giới trẻ hiện nay rất kém so với các nước khác, hơn nữa, VN lại mới gia nhập WTO, vấn đề giỏi ngoại ngữ rất nóng hổi và cần quan tâm. Hy vọng trong tương lai gần, VN sẽ thay đổi được tình hình này. Vân Anh, Thanh Xuân, Hà Nội, email: vananh10_10@...
Nguon: copy tu ebook
No comments:
Post a Comment